Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Sinh thường thì mất bao lâu mới quan hệ lại
Sinh thì thì bao lâu mới quan hệ lại.. Sau khi sinh bao lâu thì vợ chồng mới được quan hệ lại... Đó là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ cũng như những ông chồng hiện nay.. Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ chỉ rõ những vấn đề này để mọi người cùng nắm bắt nhé...

Nhiều ông chồng chờ đợi quãng thời gian dài khi vợ bầu bí rồi đến ngày lâm bồn để được gần gũi vợ, nên rất nóng lòng muốn biết sau sinh bao lâu thì có thể làm chuyện ấy. Và cũng có một phần nhỏ chị em có nhu cầu tình dục cao mong muốn được “gặp” càng sớm càng tốt sau sinh nở. Trên thực tế, không có chỉ định cụ thể hoặc thời điểm nào là hoàn hảo cho việc quan hệ tình dục sau sinh. Tùy vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu ham muốn của người vợ mà hai vợ chồng sẽ cùng thống nhất về việc này.

Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, đối với sản phụ sinh thường, chị em cần chờ ít nhất 4-6 tuần sau sinh để tử cung co giãn lại kích thước ban đầu, vết thương (do rạch tầng sinh môn) cũng hồi phục hoàn toàn.


Tùy vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu ham muốn của người vợ mà hai vợ chồng sẽ cùng thống nhất về việc khi nào quan hệ tình dục sau sinh. (ảnh minh họa)

Đối với các mẹ sinh mổ, nhiều người cần đợi thêm lâu hơn 6 tuần vì quá trình phục hồi ở vùng bụng khác với các mẹ sinh thường. Chị em có thể đau hoặc ngứa râm ran ở vùng vết mổ và các khu vực xung quanh nhiều tháng trời. Vì vậy, bạn cần kiêng cữ quan hệ trước khi cơ thể bình phục trở lại.

Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng tuyệt đối không quan hệ khi cơ thể vẫn còn tiết ra sản dịch,vùng xương chậu vẫn còn đau nhức vì sẽ để lại hậu quả nguy hiểm lâu dài về sau. Bạn còn nhiều thời gian để tận hưởng hạnh phúc lứa đôi thay vì chịu đau đớn, sức khỏe ảnh hưởng chỉ vì nóng vội “yêu” sớm.

Quan hệ sau sinh thường “trục trặc”

Thắc mắc sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ nhưng rất ít các cặp vợ chồng khi làm chuyện ấy trở lại vào lần đầu sau sinh cảm thấy hài lòng và thành công thực sự. Có nhiều lý do gây ra tình trạng này.

Thứ nhất: Dù cơ thể đã phục hồi nhưng các cử động của cơ thể trong khi quan hệ vẫn có thể gây đau đớn, khó chịu cho chị em, đặc biệt là đau ở vùng xương chậu, vết thương ở tầng sinh môn hay vết thương sinh mổ.

Thứ hai: Do tâm lý của người vợ. Sự ngại ngùng khi quay trở lại việc gần gũi chồng trong khi vùng da bụng trở nên nhăn nheo, chảy xệ sau sinh; sữa chảy ra… khiến chị em giảm ham muốn và mất tự tin vào bản thân.

Thứ ba: Việc chăm sóc con nhỏ chiếm quá nhiều thời gian, đặc biệt là với người lần đầu làm mẹ. Lúc này mọi sự quan tâm đổ dồn vào đứa trẻ mới sinh. Vì dành nhiều cho con, trong khi mẹ thiếu ngủ, thiếu kinh nghiệm chăm con nên không ít mẹ bị mệt mỏi, thậm chí bực bội, cáu gắt nên mất ham muốn yêu.

Bên cạnh đó, nhiều cặp đôi cho biết, chuyện quan hệ khó khăn bởi “kẻ thứ ba”  quấy khóc bất kể giờ giấc nào khiến họ lúng túng, mất khoái cảm khi quan hệ.

Ngoài những lý do trên, trở ngại về tâm lý cũng như tình trạng sức khỏe khiến âm đạo của người nữ khó tiết ra chất nhờn bôi trơn, làm cuộc yêu kém hấp dẫn, thậm chí nhiều chị thấy sợ hãi khi quan hệ trở lại sau sinh.

Lời khuyên cho các cặp vợ chồng khi quan hệ sau sinh

Sau sinh bao lâu thì có thể làm chuyện ấy không có câu đáp án chính xác nhưng khoảng 6-8 tuần sau sinh nở bạn có thể tận hưởng giây phút riêng tư của hai người. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cảm xúc và tiếng nói từ cơ thể mình, nếu chị em chưa sẵn sàng, bạn có thể tâm sự cùng chồng để anh ấy hiểu, chờ đợi thêm. Đừng “yêu” trong sự ép buộc, căng thẳng, không thoải mái khiến bạn bị trầm cảm hoặc lãnh cảm với chuyện quan hệ tình dục sau này.

Trong quá trình quan hệ, nếu người mẹ đạt cực khoái, có thể bạn sẽ tiết ra sữa làm cuộc yêu bị cản trở. Hãy cho bé bú hoặc hút bớt sữa trước khi nhập cuộc. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn khăn hoặc mặc áo lót chèn miếng thấm sữa để tránh cảnh “dở khóc dở cười” này.

Dù bạn cho con bú hoàn toàn và chưa thấy kinh nguyệt quay trở lại, quá trình rụng trứng vẫn xảy ra bình thường và đến đột ngột vào thời điểm bạn không lường trước. Nếu bạn không muốn sinh con liền kề, khi quan hệ sau sinh trở lại cần dùng biện pháp tránh thai an toàn.

Chuẩn bị cho việc trở lại làm “chuyện ấy”

Để cuộc yêu sau sinh được thăng hoa, viên mãn các cặp vợ chồng cần có sự chuẩn bị một cách cẩn thận thay vì nôn nóng mà “làm bừa”.

- Tập bài tập Kegel: Bài tập này rất thích hợp cho chị em sau sinh. Nó giúp tăng cường sự dẻo dai vùng xương chậu, giảm tình trạng đau nhức hông, lưng, việc đi tiểu không kiểm soát cũng như làm se khít âm đạo rất có lợi cho đời sống sinh hoạt vợ chồng

- Dùng chất bôi trơn: Hãy chuẩn bị sẵn một lọ gel bôi trơn để tạo cảm giác thoải mái, tránh đau rát và tổn thương vùng kín cho cặp đôi

- Tâm lý thoải mái: Người chồng cần biết cách chia sẻ, kéo dài thời gian cho khúc dạo đầu, cũng như nhẹ nhàng với vợ khi quan hệ trở lại. Bạn hãy nhớ lại “lần đầu” của cả hai như thế nào thì “lần đầu quay lại” này cũng nên như vậy.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Các kiêng cử sau khi sinh mổ như thế nào
Sau khi sinh mổ thì kiêng cử như thế nào? Ăn gì sau khi sinh mổ thì tốt? Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ chỉ rõ cho các bạn biết được những kiêng cử sau khi sinh mổ và các thực phẩm cần bổ sung để mẹ có sức khỏe tốt nhất - Phục hổi nhanh

Thực phẩm tốt cho phụ nữ sinh mổ lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi…nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

Sau khi sinh mổ thường rất đau đớn do vết mổ ở bụng do đó cần có một chế độ ăn uống đặc biệt để chóng lành vết thương, cung cấp nhiều sữa cho em bé. Sau đây các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn thực đơn cho bà đẻ sau mổ, nên ăn những thức ăn, hoa quả gì và kiêng cử gì.



Sinh mổ kiêng gì để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu?

Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các bà mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.

1. Dinh dưỡng mẹ bầu sau khi sinh mổ đúng cách

Mổ lấy thai là một vết thương lớn. Sau khi sinh, trong ổ bụng áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón vì vậy chế độ ăn uống của mẹ sinh mổ cần có nhiều khác biệt.
Bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ sinh mổ cần đặc biệt chú ý vào những điểm sau:

Ăn chay sáu giờ sau sinh: Sau khi sinh mổ ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Nếu quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng.

Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp: Sau khi sinh khoảng 1 – 2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhưng không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3 – 4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Do cảm giác ngon miệng hơn nên có thể bổ sung thêm cá, trứng, thịt gia cầm…

Trong giai đoạn này, bạn ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi… bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mình nhé!

Sau khi sinh mổ cần tránh các thực phẩm gây đầy hơi: Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

2. Bà bầu sinh mổ nên ăn gì để mau lành vết thương, giúp tiết nhiều sữa

Chế độ ăn khi cho con bú của bà mẹ sinh mổ và sinh thường cũng như nhau. Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ.

 Bạn chỉ cần thêm mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.

– Để vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh, các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.

– Bạn nhớ uống nhiều nước và phơi nắng đầy đủ cùng với bé. Nếu ăn uống kém, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

– Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón

– Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: yaourt, phômai… giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.

– Uống nhiều nước như: nước đun sôi, nước canh…

– Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. 

Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra trong tôm có những hoạt chất gây tác dụng này. Bạn có thể chế biến tôm dưới nhiều hình thức khác nhau để hấp dẫn thêm khẩu vị của mình.

– Bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước

3. Bà bầu sinh mổ nên kiêng ăn gì

– Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).

– Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.

– Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.

– Bạn cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.

– Bf bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

– Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.

– Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…

– Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.

– Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

Khi nào nên quan hệ sau khi sinh mổ?

Sau khi sinh mổ, các vết thương cần có thời gian để liền sẹo, các cơ và mô được khâu lại rất nhạy cảm trong nhiều tuần sau khi đẻ. Vì vậy bất kỳ hoạt động nào mạnh đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người vợ. Vợ chồng cần kiêng cữ cho đến khi vết mổ của vợ lành hẳn.

Ngoài ra các chị có thể theo dõi bài viết Quan hệ khi đang có kinh thì có thai hay không của BS Trang tại pasteur nữa nhé.. 

Các cụ thường cho rằng phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày, tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc. Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy chỉ nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng. Ngoài ra, sau sinh quan hệ tình dục khi sản dịch còn và cổ tử cung chưa đóng, người vợ dễ có nguy cơ nhiễm trùng.

Vì thế vấn đề quan hệ sau sinh của người phụ nữ không nhất thiết là phải đủ 3 tháng 10 ngày nhưng dù sinh thường hay sinh mổ thì cũng chỉ nên quan hệ trở lại sau 6 tuần và đặc biệt là người phụ nữ phải đảm bảo là đã sạch sản dịch  nhé.

Chúc các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt!