Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Bệnh thiếu máu trong thai kỳ - Bạn biết gì


Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời nhưng nó khá phổ biến đối với phụ nữ khi bước vào thời kỳ mang thai. Chính vì vậy việc khám thai định kỳ nên được thực hiện đều đặn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu và khi thai khoảng 20 tuần tuổi. 

Thiếu máu là một hiện tượng sinh học do giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là nồng độ huyết sắc tố trong máu. Cứ 120 ngày, tủy xương lại sản xuất và bổ sung thêm các tế bào biệt hóa cao. 

Chúng có trách nhiệm vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào của cơ thể. Hai trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là xanh xao và mệt mỏi.


Phụ nữ do bị mất máu hàng tháng qua chu kỳ kinh nguyệt nên rất dễ bị thiếu máu từ trước khi mang thai. Trong thực tế, thiếu sắt khá phổ biến ở phụ nữ trẻ, nhất là những người bị mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong suốt thai kỳ, bà bầu sẽ không có kinh nguyệt, đây là thời điểm tốt để bổ sung thêm sắt cho cơ thể.

Tại sao bị thiếu máu?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay cả khi có chế độ ăn uống đầy đủ, bà bầu vẫn có thể bị thiếu máu. Chính vì thế, bà bầu nên được kiểm tra thường xuyên.

  • Nồng độ huyết sắc tố có thể giảm do sự phát triển của thai nhi.
  • Thể tích huyết tương tăng nhiều tạo nên hiện tượng thiếu máu do pha loãng 
  • Chế độ ăn uống thiếu sắt, các chế độ ăn kiêng, giảm lượng kalo đều có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Các bà mẹ thiếu cân khi bắt đầu mang thai hoặc những người đã từng bị ốm nghén nặng cũng có nguy cơ này.
  • Mất máu do giảm thể tích huyết tương đe dọa sẩy thai, băng huyết sau sinh hoặc xuất huyết.
  • Mang đa thai như sinh đôi, sinh ba, sinh tư trở lên, nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn 
  • Với người đã từng bị sẩy thai, nếu tiếp tục mang thai ngay sau đó, cơ thể sẽ không kịp bổ sung thêm sắt.
  • Bệnh mãn tính có liên quan đến máu hoặc các chức năng sản sinh ra máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu
  • Xanh xao, mệt mỏi
  • Cảm thấy mệt mỏi bất thường, và thiếu sức sống, khả năng chịu đựng kém.
  • Cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt
  • Cơ thể yếu đi và  giảm sức đề kháng.
  • Khó thở. Dễ bị khó thở khi vận động như leo cầu thang.
  • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
  • Niêm mạc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn so với bình thường
  • Một số trường hợp hiếm gặp, bà bầu thèm ăn đất sét, cát hoặc phấn do cơ thể thiếu chất sắt. Tuy nhiên, những thứ này lại cản trở việc hấp thu sắt và làm cho cơ thể thiếu sắt hơn.
Khi gặp những dấu hiệu này thì mẹ nhanh chóng đến phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi nhé


Điều trị thiếu máu
  • Bổ sung sắt bằng thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Muối sắt thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị thiếu máu.
  • Bổ sung acid folic có thể kết hợp với bổ sung sắt.
  • Bổ sung Vitamin B12 hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, trứng, sữa.
  • Bổ sung Vitamin C hàng ngày giúp tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt. Vitamin C có thể được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày, nó hòa tan trong nước và không tích trữ trong cơ thể.
  • Tăng cường lượng sắt qua chế độ ăn uống. Sắt từ động vật có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Sắt từ thực vật thường có trong các loại rau xanh như bông cải, củ cải, các loại đậu. 
  • Nếu hàm lượng sắt của người mẹ quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm sắt hoặc truyền máu cho người mẹ. 

Nếu được điều trị, hàm lượng sắt sẽ đạt mức bình thường trong vài tuần. Nếu tình trạng thiếu máu vẫn tiếp diễn, bác sĩ sẽ xét nghiệm để biết thiếu máu do nguyên nhân nào khác nữa hay không. Ngay cả sau khi sinh, các bà mẹ vẫn nên bổ sung sắt thường xuyên để bù lại việc mất máu trong quá trình sinh. Việc theo dõi xét nghiệm máu thường được thực hiện trong 6 tuần sau sinh.

Lưu ý: Viên sắt có thể gây táo bón, rối loạn dạ dày và màuphân có thể thành xanh đen hoặc thậm chí màu đen. Bạn cần tăng cường chất xơ và nước trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn hoặc bổ sung chất làm mềm phân để giảm bớt tác dụng phụ.

Xem thêm 1 số bài viết liên quan:





Nếu bạn sợ kim tiêm

Thiếu sắt được chẩn đoán qua thử máu. Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch ở tay. Nếu bạn thấy lo lắng về điều này, hãy chia sẻ với bác sĩ. Thuốc tê hoặc túi chườm nhiệt hay uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi lấy máu. Bạn có thể yêu cầu một người có nhiều kinh nghiệm để lấy máu cho bạn. Hay bạn có thể dẫn theo người thân hoặc bạn bè để giúp bạn trong việc này. 

Thiếu máu ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Thiếu máu ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm cho trẻ, mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Trẻ sơ sinh luôn tự đảm bảo lượng sắt hấp thụ cho cơ thể mình để phát triển và thúc đẩy tăng trưởng não bộ. Điều này dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt cho người mẹ ngay cả khi người mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ. Trẻ sơ sinh dự trữ sắt trong những tháng đầu tiên để đảm bảo nhu cầu về sắt. Các thực phẩm rắn như ngũ cốc tăng cường, cũng được khuyến khích sử dụng cho trẻ sáu tháng tuổi, giúp tăng lượng sắt,đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Trẻ sơ sinh thường không bị thiếu sắt. Thông thường, trẻ khi mới sinh ra hay bị vàng da do việc điều chỉnh hàm lượng sắt dự trữ về mức bình thường. Sau khi sinh, một số hồng cầu chứa huyết sắc tố bị vỡ, gây ra vàng da tạm thời. Do trẻ sơ sinh cần một hàm lượng huyết sắc tố cao để chuyển oxy từ mẹ tới bé qua nhau thai.

Thiếu máu không được điều trị có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và tiềm ẩn nguy cơ sinh non hoặc thai chậm phát triển. 

Nếu bạn được chẩn đoán là thiếu máu cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì khi được điều trị và theo dõi thường xuyên, hàm lượng sắt sẽ trở lại mức bình thường. Nếu hàm lượng sắt của bạn rất thấp, bạn cần phải có sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt như thay đổi giờ làm việc của bạn, nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, có một chế độ ăn uống đầy đủ để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Nguồn: huggies.com.vn

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: