Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Trào ngược dạ dày thực quản - Nguyên nhân và Biến chứng
Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng. 

Các triệu chứng bao gồm các vị của axit ở phía sau miệng, ợ nóng, hơi thở hôi, đau ngực, nôn mửa, khó thở và vàng răng. Các biến chứng bao gồm viêm thực quản, chãn thực quản và bệnh thực quản Barrett..



Các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì, mang thai, hút thuốc, nghỉ giải lao gián đoạn, và uống thuốc nhất định.Các loại thuốc liên quan bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc chặn kênh canxi, thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ. 

Chứng bệnh gây ra do sự đóng cửa của cơ vòng thực quản thấp (đường nối giữa dạ dày và thực quản). Chẩn đoán trong số những người không cải thiện với các biện pháp đơn giản có thể bao gồm gastroscopy, loạt GI trên, theo dõi pH thực quản, hoặc manometry thực quản

Acid dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn. Khi axít đó chảy vào thực quản (ống dẫn thức ăn từ cổ họng của bạn vào dạ dày), nó gây kích ứng dẫn đến các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Xem thêm 1 số bài viết khác


Một vòng cơ được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) thường giữ phần trên của dạ dày đóng lại. Nó thư giãn và mở ra khi bạn nuốt.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi LES thư giãn và mở ra khi bạn không nuốt. Điều này cho phép nội dung dạ dày của bạn chảy trở lại thực quản.

GERD là dạng mãn tính nghiêm trọng, mãn tính của GER, hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Bác sĩ của bạn cũng có thể sử dụng những tên này cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
  • Khó tiêu
  • Trào ngược axit
  • Nhiễm axit
  • Ợ nóng
  • Trào ngược
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chắc chắn có thể can thiệp vào cuộc sống hàng ngày, nhưng với điều trị, hầu hết mọi người có thể nhận được cứu trợ từ nó.

Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản


Nếu bạn có một thành viên thân thiết trong gia đình đã trải qua GERD, có thể bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh. Các nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản khác bao gồm:
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc, làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới
  • Tiêu thụ rượu, caffeine, đồ uống chứa carbonate, sôcôla, trái cây có múi, hành tây, bạc hà, cà chua, hoặc các loại thực phẩm nhiều gia vị - tất cả đều có thể thư giãn LES
  • Nằm nép sau khi ăn
  • Có thoát vị hiatal
  • Mang thai, làm tăng áp lực bụng
  • Nâng vật nặng, một nguyên nhân gây áp lực bụng
  • Dùng thuốc như estradiol hoặc estrogen , Prometrium ( progesterone ), Valium (diazepam ), hoặc chất chẹn beta

Biến chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

GERD thường không đe dọa đến mạng sống.

Tuy nhiên, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra các biến chứng, như:

  • Viêm thực quản (viêm thực quản)
  • Xuất huyết thực quản, hoặc loét do viêm thực quản mãn tính hoặc nặng
  • Sẹo thực quản, có thể khiến thực quản của bạn thu hẹp và nuốt khó hơn
  • Sâu răng
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Các vấn đề hô hấp, bao gồm ho, khàn giọng, thở khò khè, viêm phế quản mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, và viêm phổi
  • Thực quản của Barrett (một tình trạng hiếm gặp, trước khi ung thư)
  • Ung thư thực quản (một căn bệnh thậm chí hiếm hơn nhưng có khả năng gây tử vong).

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Tìm hiểu về bệnh Viêm dạ dày và Vi khuẩn HP
Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ gửi đến các bạn bài viết chi tiết và sâu sắc của Ths.Bs. Trần Quốc Khánh tại Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng giới thiệu cũng như chỉ ra cho các bạn đọc đầy đủ tất tần tật Bệnh dạ dày và vi khuẩn HP - Những điều bạn cần biết để có cái nhìn tổng thể hơn về căn bệnh này..

Bệnh viêm dạ dày và vi khuẩn HP

1/ Vi khuẩn HP là gì? Hậu quả nhiễm HP?

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (hay được gọi tắt là Hp) là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Vi khuẩn Hp gây bệnh ở niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra các men và độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng, gây viêm loét cấp tính và mạn tính.

Nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày và u lympho. Nhiễm Hp còn liên quan đến các bệnh như thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, gia tăng dị ứng…


2/ Ai nên làm xét nghiệm vi khuẩn Hp?

Tất cả các trường hợp bị loét hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng, u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa, đã từng điều trị ung thư dạ dày sớm qua đường nội soi.

Người bị khó tiêu chức năng, người phải sử dụng thuốc NSAIDs, aspirin trong thời gian dài.

Ngoài ra, cũng cần xem xét kiểm tra Hp cho những trường hợp bị thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn; cân nhắc xét nghiệm cho những người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày; hoặc trong gia đình có trẻ bị bệnh do Hp thì bố mẹ cũng nên kiểm tra để có chiến lược điều trị, dự phòng thích hợp.

3/ Phát hiện vi khuẩn Hp bằng cách nào?

Hiện tại có 2 nhóm phương pháp xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn Hp: Xâm lấn và không xâm lấn.

Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân sẽ được lấy 1 mẫu mô sinh thiết qua nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra bằng test urea nhanh, mô bệnh học, hoặc nuôi cấy. Nội soi đường tiêu hóa trên này thường cần thiết cho các bệnh nhân có các triệu chứng báo động (sụt cân, thiếu máu, chán ăn…).

Phương pháp không xâm lấn: Bệnh nhân không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, việc tìm Hp được thực hiện nhờ xét nghiệm phân hoặc test hơi thở.

Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng vi khuẩn Hp. Xét nghiệm này có độ chính xác không cao, do đó hiện nay không được khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán nhiễm Hp.

Nói chung, hiện tại có nhiều phương pháp xét nghiệm phát hiện Hp với độ chính xác cao. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, do đó, bệnh nhân nên đến khám và tư vấn bác sĩ để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho mình.


4/ Ai cần điều trị vi khuẩn HP?

Hội tiêu hóa Việt Nam khuyến cáo:

Điều trị diệt trừ Hp ở bệnh nhân nhiễm Hp trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, khó tiêu chức năng, ung thư dạ dày đã được điều trị nội soi hoặc phẫu thuật, thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.

Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho người nhiễm Hp trong các trường hợp: có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, khối u dạ dày dạng polype, viêm teo niêm mạc dạ dày, sử dụng NSAIDs, aspirin kéo dài hoặc mong muốn tiệt trừ Hp.


5/ Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Vi khuẩn HP có chữa khỏi không.. Hiện tại không có một thuốc đơn độc nào có thể điều trị khỏi nhiễm khuẩn Hp, việc điều trị cần phối hợp nhiều loại thuốc.

Việc điều trị Hp hiện nay gặp rất nhiều thách thức làm tăng tỷ lệ thất bại, tăng nguy cơ tái phát bệnh do: tác dụng phụ, đề kháng kháng sinh, thất bại điều trị, thiếu theo dõi và tái nhiễm.

Vì vậy:
  • Tuân thủ đúng đơn thuốc của bác sĩ: mua đúng đơn, uống đủ thời gian, uống đúng thời điểm của từng thuốc
  • Không tự ý sử dụng đơn thuốc cũ hoặc mượn đơn thuốc của người khác để điều trị bệnh
  • Sau khi sử dụng xong phác đồ điều trị, bệnh nhân bắt buộc phải quay lại tái khám theo lời dặn của bác sĩ để kiểm tra lại Hp
  • Trong quá trình điều trị nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc gặp tác dụng bất lợi của thuốc, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị
  • Phòng chống tái nhiễm tốt

6/ Vi khuẩn HP có lây nhiễm không?

Vi khuẩn HP có lây không? Để dự phòng tốt thì cần biết rõ đường lây. Có 3 đường lây nhiễm Hp chính là:

Đường miệng-miệng: vợ/ chồng của người đã nhiễm HP thường có nguy cơ lây nhiễm đến 90%. Do đó, khi một người đã nhiễm HP thì người kia cũng cần đi kiểm tra. Nếu cả 2 người đều nhiễm thì cũng điều trị cả 2 để tránh vi khuẩn đề kháng thuốc.

Đường phân-miệng: Sự tái nhiễm và lây lan HP trong cộng đồng còn qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cộng đồng.

Đường dạ dày-miệng: Vệ sinh tiệt khuẩn các thiết bị y tế như ống soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ tai mũi họng…. là điều quan trọng, tối cần thiết để ngăn ngừa lây lan HP.
Trong các cách lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất.

Do đó, để tránh đường lây nhiễm chính là miệng-miệng (cụ thể là nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa), chúng ta nên tránh thói quen chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau, không nhai mớm cơm, thổi canh cho con trẻ.

Ngoài ra, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ, hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu.

Không dùng kháng sinh tùy tiện, nhất là khi chưa có bằng chứng bạn nhiễm HP, hay khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cần tuân thủ phác đồ điều trị: Đúng thuốc, đúng liều, đúng cách sử dụng và đúng thời hạn.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết. Nhất là kiểm tra định kỳ ở người trên 40 tuổi, cả nam lẫn nữ.

Ths.Bs. Trần Quốc Khánh

Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng

Cần tư vấn hỗ trợ hay trao đổi gì các vấn đề về bệnh viêm dạ dày và vi khuẩn HP các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám đa khoa Pasteur để bác sĩ tư vấn rõ ràng cụ thể qua địa chỉ

+ Địa chỉ:Lô 19 - Nguyễn Tường Phổ - Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng
+ Hotline: 02363811868
+ Email: phongkhampasteur@gmail.com