Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Chế độ ăn cho người bị đái tháo đường type 2
Người bị đái tháo đường típ 2 thì nên ăn gì? chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường type 2 baogồm những món gì? Đó là những câu hỏi cũng như thắc mắc mà bài viết sau đây khambenhdanang xin gửi đến đầy đủ các bạn chi tiết nhất...

Vì sao thường nghe người mắc "Tiểu đường týp 2" ?

Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại (type) - thường được gọi là týp (theo âm tiếng Pháp):

- Týp 1 là bệnh phụ thuộc insulin - liên quan tới sự thiếu hụt insulin, thường là kết quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào của tụy; chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân; thường gặp ở người trẻ và có thể trạng gầy.

- Týp 2: là bệnh không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người mắc chứng tiểu đường, thường gặp ở người béo phì. Tuy nhiên, người gầy cũng gặp khoảng 15 - 20%.

Giai đoạn sớm của tiểu đường týp 2 được đặc trưng bởi sự sản xuất insulin quá mức. Khi bệnh tiến triển, mức insulin có thể giảm xuống do hậu quả của sự suy giảm một phần các tế bào sản xuất ra insulin của tụy.


Trước đây, tiểu đường týp 2 là bệnh của tuổi trung niên và người cao tuổi, nhưng gần đây đã tăng lên ở tất cả nhóm tuổi. Người ta đã phát hiện được bệnh ở các nhóm tuổi ngày càng trẻ, bao gồm cả vị thành niên và trẻ em.

Xem thêm 1 số bài viết khác sau:

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Hầu hết trường hợp, người mới mắc bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh. Với người bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.

Chế độ ăn uống hợp lý không có nghĩa phải sống trong "thiếu thốn", kiêng khem. Việc ăn uống đúng cách mới là quan trọng nhất.

Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị tiểu đường thì rất "sợ ăn": kiêng cữ nhiều thứ và không dám ăn nhiều. Điều này lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Ở giai đoạn đầu - đái tháo đường lâm sàng - nếu tự điều trị bằng cách chỉ áp dụng chế độ dinh dưỡng thì không đủ để khống chế đường huyết mà phải điều trị tích cực thêm bằng thuốc kèm theo các bài vận động hợp lý.

Mời các bạn xem thêm bài viết Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường đầy đủ và chi tiết nhất tại phòng khám Pasteur

Tuy nhiên nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý ở giai đoạn này thì riêng thuốc không đủ để điều trị. Điều này có nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ cả ba vấn đề: chế độ ăn - thuốc và hoạt động thể lực.

Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị cho người tiểu đường týp 2

- Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.

- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn cũng như không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày. Duy trì được cân nặng lý tưởng.

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận...

- Phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân.

Tiểu đường - ăn sao cho đúng ?

- Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người bị tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá.

Có thể bạn chưa biết : Tiểu đường là bệnh gì? nguyên nhân và cách điều trị cũng như hội chứng ruột kích thích IBS là bệnh gì như thế nào

Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

- Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong chúng có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người bị tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt nạc heo, nạc bò đã lấy sạch mỡ.

Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi chứa rất nhiều cholesterol. Nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

- Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg/ngày. Nên thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

Khuyến cáo về khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường có cân nặng trung bình 50kg - Nguồn: BV103

- Tăng cường ăn rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, vừa chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn luôn cả phần vỏ trái hơn là ép lấy nước uống do chất xơ ở lớp là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.

Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, mãng cầu, nhãn...

- Chất ngọt: Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đườngnên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn bột sắn?
Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc của các chị em bầu bí như là: Có bầu 3 tháng đầu có nên ăn bột sắt , uống nước bột sắn dây, bà bầu ăn bột năng được không? có thai ăn củ sắn dây được không... Ở bài viết sau đây khambenhdanang xin giải trình chi tiết để các chị em phụ nữ có thêm kiến thức nhé..

Mới có thai, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi và chuyển biến khác thường. Ăn gì, kiêng ra sao là mối quan tâm hàng đầu. Bà bầu có nên uống bột sắn dây hay không? Nếu có, vậy ăn củ sắn luộc có tốt không? 

Tác dụng của bột sắn dây với phụ nữ mang thai

Táo bón khi mang thai là ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Để hạn chế cũng như điều trị dứt điểm căn bệnh đáng ghét này, lời khuyên từ các chuyên gia là áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Lúc này bên cạnh các loại rau xanh, trái cây thì bột sắn dây cũng là một lựa chọn thích hợp để mẹ cải thiện tình trạng này.

Bột sắn dây cung cấp chất xơ tích cực giúp ruột hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, sắn dây có khả năng trung hòa a-xít ở thành ruột, giúp chống lại vi trùng và ngăn cản bệnh tiêu chảy. Dùng sắn dây là thức uống hằng ngày còn giúp giảm tình trạng đau họng khi mang thai và đầy hơi trong ruột.

Bột sắn dây rất giàu plavonodit, hoạt chất này giúp tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn, ngăn chặn được sự co rút của tế bào ruột, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.

Xem thêm 1 số bài viết liên quan

Bà bầu ăn sắn dây luộc có tốt không?

Bột sắn dây là “tinh túy” được chắt lọc từ củ sắn dây. Bà bầu uống bột sắn dây có rất nhiều lợi ích vậy có thai ăn sắn dây luộc không?

Câu trả lời là không. Cơ thể mẹ bầu nhạy cảm và sức đề khác hơn người bình thường. Hai đầu củ sắn và lớp vỏ có chứa a-xít cyanhydric có thể gây ảnh hưởng xấu đến bà bầu. Ngoài ra, nếu sắn không được chế biến kỹ còn gây hại cho thai nhi. Bà bầu nên ngừng ăn sắn dây trong suốt quá trình mang thai.

Bà bầu uống bột sắn dây sống

Lựa chọn bột sắn dây sống dây sống hay nấu chín tùy thuộc vào cơ địa của mẹ bầu.
  • Nếu cơ thể bạn đang bị nóng thì nên uống 1 ly/ngày
  • Nếu bạn cảm thấy trong người đang lạnh, cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu tụt huyết áp thì không nên dùng bột sắn dây sống vì điều này sẽ làm tăng tính hàn trong cơ thể làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn.

Với những phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường, không bị tụt huyết áp, cũng không bị động thai và uống 1 ly/ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Cách pha bột sắn dây cho bà bầu

Giới thiệu với mẹ 3 cách pha sắn dây tốt cho bà bầu có cơ thể khỏe mạnh và đang mệt mỏi.

Pha bột sắn dây dạng đặc sệt

Cách pha bột sắn dây này thích hợp với các mẹ đang bị nóng, sức khỏe bình thường. Cho 2 muỗng canh bột sắn dây, 1 muỗng cà phê đường và 3 thìa súp lọc vào khuấy cho bột tan ra. Sau đó mới cho nước nóng vào và khuấy đều tay đến khi vừa uống. Lưu ý khi nước đủ rồi vẫn tiếp tục khuấy thêm một lúc nữa để bột không vón cục. Có thể thêm đá tùy ý.


Bột sắn dây là thức uống giải nhiệu hiệu quả cho bà bầu mùa hè

Pha bột sắn dây dạng sữa

Cách pha bột này là một dạng nấu chín. Cho 1 muỗng cà phê sữa đặc hòa với 2 muỗng canh nước ấm, để nguội rồi cho 1 thìa bột ắn dây vào hòa tan.

Sau đó cho hỗn hợp vào nồi đun, dùng đũa khuấy đều cho đến khi bột sánh lại. Cho 1 muỗng đường kính nấu lên thành nước hàng. Sau khi cho bột ra ly thì rưới nước hàng lên bề mặt, có thể cho đá viên trộn đều lên trước khi thưởng thức.

Chè mè đen bột sắn dây

Nguyên liệu: 100gr mè đen, 50gr bột nếp, 1 thìa cà phê bột sắn dây, 10ml sữa tươi, 100gr đường kính

Thực hiện

Mè đen rang thơm. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhiễn, mịn. Rang chín bột gạo nếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Cho bột sắn dây vào 1 chiếc tô, thêm nước, khuấy tan hoàn toàn.

Trong một lần nấu, tỉ lệ pha bột: 1 muỗng bột nếp, 1 muỗng bột sắn dây, 2 muỗng vừng đen, 2 muỗng đường và 1 chén tô nước.

Cho hỗn hợp lên bếp, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để không bị khê cháy. Bạn đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là được.

Lưu ý cần thiết khi bà bầu uống bột sắn dây

Tuy bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai, nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đạt được hiệu quả tối ưu nhất:
  • Cần tránh dùng bột sắn dây khi cảm thấy mệt mỏi, tay chân lạnh.
  • Phụ nữ bị động thai do co bóp dạ con nhiều thì không nên dùng các thức ăn có tính hàn cao như bột sắn dây.
  • Nên uống ít đường vì uống đường nhiều không tốt.
  • Mỗi ngày chỉ uống 1 ly bột sắn dây.
  • Không nên uống bột sắn với mật ong vì hỗn hợp này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Không sử dụng bột sắn dây đã chuyển màu sậm.
Chúc các chị em bầu bí luôn có 1 sức khỏe tốt!

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Bà bầu có nên ăn măng cụt hay không?
Bà bầu có nên ăn măng cụt hay là không? Đó là những câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu thắc mắc cần kiểm chứng.. Ở bài viết sau đây khambenhdanang sẽ phân tích cũng như giới thiệu cho các mẹ bầu đầy đủ và chính xác nhất..

Măng cụt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, măng cụt được sử dụng như một vị thuốc đông y ở các nước Châu Á trong một thời gian dài. Bắt đầu từ thế kỷ 18, các chuyên gia dinh dưỡng không ngừng nghiên cứu và chứng minh những lợi ích sức khỏe măng cụt mang lại. 

Không chỉ phần thịt quả, phần vỏ và các bộ phận khác của trái măng cụt cũng được dùng để điều trị các bệnh khác nhau. Vậy quả măng cụt có tác dụng gì khi mang thai mà mẹ cần biết?


Loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa

Tiêt lộ từ các nghiên cứu khoa học cho thấy, măng cụt chứa một lớp polyphenol tự nhiên được gọi là xanthones, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa hiệu quả một số vấn đề tim mạch khác nhau.

Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn cản các gốc tự do làm hư hại tế bào trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa và tránh khỏi các bệnh thoái hóa và suy giảm về thể chất và tinh thần.

Xem thêm 1 số bài viết liên quan

Mẹ bầu ăn măng cụt không lo tăng cân

Măng cụt chứa rất ít calo, không chứa chất béo bão hòa và cholesterol nên rất phù hợp với những mẹ bầu đang gặp vấn đề về cân nặng. Trong 100g măng cụt chỉ chứa 63 calo, nhưng chứa 5g chất xơ, rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Là quả có hàm lượng vitamin c cao

Với một lương vitamin C dồi dào, 100g cung cấp khoảng 7,2 mg vitamin C, măng cụt giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường như ho, cảm.

Là một trong những chất chống oxy hóa, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, đối với những mẹ mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, vitamin C là một nhân tố không thể "vắng mặt". Cùng MarryBaby tìm hiểu nhu cầu vitamin C trong thai kỳ của...

Giúp ngăn ngừa thiếu máu

Măng cụt góp phần thúc đẩy hoạt động của các tế bào máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nó cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm giãn nở mạch máu giúp bảo vệ chúng ta chống lại một số bệnh như xơ vữa động mạch, cholesterol cao, nghẹt tim và đau ngực nặng.

Qủa măng cụt có tác dụng làm đẹp da

Giàu vitamin A, C và các chất chống oxy hóa, thường xuyên ăn măng cụt là cách đơn giản giúp giữ độ ẩm và ngăn ngừa các bệnh về da trong khi mang thai. Ngoài ra, nước măng cụt bôi trên da giúp điều trị các vấn đề về da như eczema và mụn trứng cá.

Măng cụt tốt cho não thai nhi

Hàm lượng axit folic trong măng cụt giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thi nhi và giúp mẹ bầu duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ, nhưng bầu cũng đừng quá lạm dụng măng cụt trong chế độ dinh dưỡng của mình nhé! Mẹ nên chừa chỗ cho những thực phẩm khác, vì khi mang thai, việc bổ sung đa dạng các loại thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo.

Có thể bạn chưa biết : Đái tháo đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai nó như thế nào phải không

Không nên chọn những trái có vỏ mềm do bị va đạp, bị dập, quả có vỏ cứng, sần sùi. Nên chọn quả có vỏ mềm đều

Chọn quả tươi, có cuống không bị héo úa, thâm đen, khô hay bị đổi màu.

Nên chọn những quả vừa tay, cầm chắc tay và tròn đều. Mẹ nên chọn những quả có nhiều cánh hoa dưới đáy quả, như vậy sẽ có nhiều múi và ít hạt hơn.

Đọc đến đây hẳn mẹ sẽ biết được ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không rồi đấy. Tuy nhiên không nên vì quá yêu thích loại quả này mà mẹ ăn măng cụt nhiều rồi bỏ qua các loại trái cây khác tốt cho bà bầu, thai nhi nhé. 

Mùa măng cụt kéo dài tới hơn 3 tháng lận nên các mẹ cứ từ từ thưởng thức mà không sợ tăng cân.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Các kiêng cử sau khi sinh mổ như thế nào
Sau khi sinh mổ thì kiêng cử như thế nào? Ăn gì sau khi sinh mổ thì tốt? Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ chỉ rõ cho các bạn biết được những kiêng cử sau khi sinh mổ và các thực phẩm cần bổ sung để mẹ có sức khỏe tốt nhất - Phục hổi nhanh

Thực phẩm tốt cho phụ nữ sinh mổ lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi…nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

Sau khi sinh mổ thường rất đau đớn do vết mổ ở bụng do đó cần có một chế độ ăn uống đặc biệt để chóng lành vết thương, cung cấp nhiều sữa cho em bé. Sau đây các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn thực đơn cho bà đẻ sau mổ, nên ăn những thức ăn, hoa quả gì và kiêng cử gì.



Sinh mổ kiêng gì để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu?

Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các bà mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.

1. Dinh dưỡng mẹ bầu sau khi sinh mổ đúng cách

Mổ lấy thai là một vết thương lớn. Sau khi sinh, trong ổ bụng áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón vì vậy chế độ ăn uống của mẹ sinh mổ cần có nhiều khác biệt.
Bổ sung dinh dưỡng cho bà mẹ sinh mổ cần đặc biệt chú ý vào những điểm sau:

Ăn chay sáu giờ sau sinh: Sau khi sinh mổ ruột bị động chạm, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Cho nên sau phẫu thuật trong 6 giờ thì không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống. Nếu quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng.

Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp: Sau khi sinh khoảng 1 – 2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, nhưng không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh 3 – 4 ngày không vội vàng ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường. Do cảm giác ngon miệng hơn nên có thể bổ sung thêm cá, trứng, thịt gia cầm…

Trong giai đoạn này, bạn ít vận động, lại ăn nhiều chất dinh dưỡng nên dễ bị táo bón. Vì thế hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi… bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mình nhé!

Sau khi sinh mổ cần tránh các thực phẩm gây đầy hơi: Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

2. Bà bầu sinh mổ nên ăn gì để mau lành vết thương, giúp tiết nhiều sữa

Chế độ ăn khi cho con bú của bà mẹ sinh mổ và sinh thường cũng như nhau. Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ.

 Bạn chỉ cần thêm mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.

– Để vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh, các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.

– Bạn nhớ uống nhiều nước và phơi nắng đầy đủ cùng với bé. Nếu ăn uống kém, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

– Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón

– Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: yaourt, phômai… giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.

– Uống nhiều nước như: nước đun sôi, nước canh…

– Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. 

Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra trong tôm có những hoạt chất gây tác dụng này. Bạn có thể chế biến tôm dưới nhiều hình thức khác nhau để hấp dẫn thêm khẩu vị của mình.

– Bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước

3. Bà bầu sinh mổ nên kiêng ăn gì

– Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).

– Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.

– Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.

– Bạn cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia…), có tính kích thích (càphê, trà đặc…) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari…) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.

– Bf bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…

– Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.

– Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…

– Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.

– Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.

Khi nào nên quan hệ sau khi sinh mổ?

Sau khi sinh mổ, các vết thương cần có thời gian để liền sẹo, các cơ và mô được khâu lại rất nhạy cảm trong nhiều tuần sau khi đẻ. Vì vậy bất kỳ hoạt động nào mạnh đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người vợ. Vợ chồng cần kiêng cữ cho đến khi vết mổ của vợ lành hẳn.

Ngoài ra các chị có thể theo dõi bài viết Quan hệ khi đang có kinh thì có thai hay không của BS Trang tại pasteur nữa nhé.. 

Các cụ thường cho rằng phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày, tuy nhiên yếu tố này không bắt buộc. Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy chỉ nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng. Ngoài ra, sau sinh quan hệ tình dục khi sản dịch còn và cổ tử cung chưa đóng, người vợ dễ có nguy cơ nhiễm trùng.

Vì thế vấn đề quan hệ sau sinh của người phụ nữ không nhất thiết là phải đủ 3 tháng 10 ngày nhưng dù sinh thường hay sinh mổ thì cũng chỉ nên quan hệ trở lại sau 6 tuần và đặc biệt là người phụ nữ phải đảm bảo là đã sạch sản dịch  nhé.

Chúc các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt!

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Mẹ chú ý 5 điều này khi bé đến tháng ăn dặm
Ăn dặm được đánh giá như một bước chuyển tiếp không thể thiếu của bé từ giai đoạn chỉ uống sữa hoàn toàn đến giai đoạn dung nạp thêm các thực phẩm khác ngoài sữa. Đây cũng là lúc bé chớm mọc răng, bắt đầu hình thành phản xạ nhai và nghiền thức ăn. Vì vậy, đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé.


Dưới đây là 5 lưu ý mẹ cần ghi nhớ để giúp bé có giai đoạn ăn dặm dễ chịu, đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh:

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm

6 tháng tuổi được xem là “điểm vàng” để bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước 4-6 tháng tuổi, bé không nên ăn thực phẩm rắn vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn. Đồng thời, từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) đã không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450KCal/ngày, trong khi lúc này trẻ cần 700KCal/ ngày.

Dù từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bé nhưng việc chậm cho bé ăn thực phẩm rắn sau 6 tháng tuổi có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển các kỹ năng vận động thô và tinh (ví dụ: khả năng nhai) và gia tăng nguy cơ dị ứng của trẻ.

Bên cạnh số tháng, mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu khác cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm: chú ý đến các món ăn khác, có khuynh hướng đưa đồ vật vào miệng, không còn phản xạ đẩy lưỡi, kiểm soát đầu tốt (có thể quay đầu đi nơi khác) và có khả năng ngồi thẳng dậy khi được hỗ trợ…

Vậy nên có bé ngay từ tháng thứ 4, tùy theo sự phát triển, cũng đã bắt đầu muốn ăn dặm nên các mẹ cần để tâm lưu ý và quan sát biểu hiện của bé trong giai đoạn này.


2. Quy tắc ăn dặm: "Từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn"

Đây là bộ quy tắc các bà mẹ cần thuộc nằm lòng. Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn ít, với tỷ lệ ban đầu lý tưởng là khoảng nửa bát con với 1-2 bát mỗi ngày, sau đó tăng dần lên. Số tháng bé càng tăng, tỷ lệ thức ăn sẽ tăng theo tương ứng. Quy tắc này nhằm tương thích với hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hoá của bé còn yếu, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn dặm ngay từ đầu, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá.

Thứ hai, do bé đang quen với sữa là loại thực phẩm lỏng hoàn toàn, nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con hoặc dùng các loại rau củ, trái cây nghiền với kết cấu mịn, nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn, mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay, khi pha, mẹ nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.

Với rau củ và trái cây nghiền, mẹ nên chọn loại đóng gói sẵn của các thương hiệu uy tín để đảm bảo thực phẩm được nghiền đúng cách, nhuyễn, mịn nhưng vẫn giữ đầy đủ hương vị và chất dinh dưỡng.

Cuối cùng, khi bé mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch, ngũ cốc kết hợp với rau củ nghiền, trái cây nghiền. Khi bé được khoảng 8 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại bột ăn dặm mặn có chứa thịt, bổ sung thêm thực phẩm có kết cấu thô hơn, xay, nghiền nhưng ko quá mịn.

3. Chọn đúng thực phẩm ăn dặm

Thực phẩm ăn dặm rất quan trọng với sức khỏe của con vì “đảm đương” trách nhiệm bổ sung dưỡng chất và năng lượng cho con, bên cạnh sữa. Vì vậy, dù mẹ tự nấu hay mua các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn, mẹ cần bảo đảm các sản phẩm này giàu dưỡng chất tự nhiên, không sử dụng màu hay vị nhân tạo, cũng như không có chất bảo quản. Nếu mẹ có thể kiểm chứng các thành phần thực phẩm này được trồng và thu hoạch từ những trang trại sạch, không có thành phần biến đổi gen, không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất là tốt nhất.

Ngoài ra, thực phẩm ăn dặm nên được chế biến đúng cách để đảm bảo lưu giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng từ trái cây, rau củ; cũng như không chứa các chất có khả năng gây dị ứng như lúa mì, trứng, các loại hạt, không sử dụng phụ gia thực phẩm… Với các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn, mẹ nên lưu ý đến cả bao bì và nên chọn sản phẩm có bao bì không chứa chất BPA, không chứa chất keo thơm và sử dụng mực in không chứa chất Toluene để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.

4. Cho bé thử mỗi hương vị mới từ 3-5 ngày và luân phiên thay đổi hương vị cho đa dạng

Để giúp bé hứng thú hơn với việc ăn dặm, cũng như kích thích vị giác của bé phát triển, mẹ nên cho bé thử hương vị mới mỗi 3-5 ngày. Với các bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể luân phiên thay đổi giữa các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây; hoặc cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm này với nhau để cho bé hương vị đa dạng. Rau củ và trái cây rất dễ kết hợp và cho hương vị rất thơm ngon.

Với bé 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé dùng các thực phẩm có kết cấu thô hơn (như bánh ăn dặm) và dùng chất đạm (protein). Khi bé được 12 tháng, mẹ có thể cho bé dùng thêm snack trái cây ăn dặm. Việc thay đổi loại thực phẩm ăn dặm thường xuyên vừa giúp bé ngon miệng vừa đảm bảo đa dạng nguồn dưỡng chất.

5. Tạo không khí thư giãn và thoải mái khi ăn dặm

Trong quá trình tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu bằng việc cho bé dùng thử một lượng nhỏ những thực phẩm mềm, nghiền nhuyễn sau khi cho bé bú. Đừng lo lắng khi bé từ chối nếm hoặc nhổ ra. Đây là việc hoàn toàn bình thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ hãy kiên nhẫn và thử lại lần nữa trong ngày.

Một lời khuyên khác dành cho mẹ là nên cho bé thử mỗi loại thực phẩm một lần và quan sát phản ứng của bé. Điều này vừa giúp bé xác định được các mùi vị, vừa giúp mẹ loại trừ được những loại thực phẩm mà bé bị dị ứng hoặc không thích. Từ đó, mẹ sẽ chọn được cho bé loại thực phẩm ăn dặm thích hợp và ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, mỗi khi đi du lịch xa, để tránh mệt mỏi và căng thẳng, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn và uy tín. Như vậy vừa đỡ mất thời gian và công sức nấu nướng, bé lại vừa có bữa ăn dặm ngon, nhanh và đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ nên chọn các sản phẩm ăn dặm nổi tiếng, được chứng thực chất lượng với bao bì đóng gói tiện lợi để giúp việc ăn dặm của bé dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

Theo . (Khám phá)

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả
Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ đưa ra cho các bạn biết được thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón từ rau củ, hoa quả giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể phòng tránh táo bón hiệu quả được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu nên khi ăn dặm không đúng cách rất dễ bị các bệnh tiêu hóa và thường gặp nhất là táo bón do không được bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể. 

Táo bón ở trẻ em nếu không đường khắc phục kịp thời sẽ ngày càng nặng và không thể chữa khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy khi trẻ bị táo bón nên ăn gì, các loại rau trị táo bón, món ăn dặm chữa táo bón ở trẻ em,…..tất cả sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng nhi tư vấn trong bài viết dưới đây, mời các mẹ cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin chi tiết giúp chăm sóc con yêu của mình tốt nhất.

1/ Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón

Thực đơn cho bé ăn dặm ít rau xanh sẽ khiến bé dễ bị táo bón. Bé bị táo bón mỗi lần đi “ị” sẽ rất khổ sở và không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sau đây hướng dẫn các mẹ cách chế biến thực đơn nhiều rau, củ, hoa quả cho bé ăn dặm sẽ giúp bé nhanh chóng hết bị táo bón.

Thời điểm bé từ 4- 6 tháng là thời điểm rất quan trọng vì giai đoạn đó là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên do dạ dày còn yếu nên việc lựa chọn thực phẩm cho bé vào giai đoạn này là rất quan trọng.

Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn..

Xem thêm 1 số bài viết hay khác

2/ Cách chế biến các món ăn dặm cho bé bị táo bón

2.1. Cà rốt, hoa lơ trắng

Nguyên liệu:

  • Khoai tây 100g
  • Cà chua 1 quả
  • Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:

Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.

Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.

Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

2.2. Chế biến Cà rốt – Đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 200g
  • Đậu Hà Lan 40g
  • Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm: 

Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.

2.3. Súp cà rốt, củ cải, khoai tây cho bé 6-8 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 40g
  • Củ cải trắng 40g
  • Khoai tây 40g
  • Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

Cách làm: 

Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.

2.4. Bột chuối tiêu

Nguyên liệu:

  • Chuối tiêu chín nục 1 quả
  • Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả các chuyên gia dinh dưỡng

Cách làm: 

Rửa sạch chuối, bỏ vỏ. Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

2.5. Bột táo đỏ

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ 100g
  • Đường trắng 20g

Cách làm:

  • Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
  • Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.

2.6. Bột cà rốt, táo đỏ

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 75g
  • Táo đỏ 50g
  • Mật ong vừa đủ

Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.

2.7. Bột táo – Khoai lang

Nguyên liệu:

  • Khoai lang 50g
  • Táo tàu 50g
  • Mật ong vừa đủ

Cách làm: Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.

2.8. Bột đào

Nguyên liệu:

  • Đào chín 1 quả
  • Nước, đường trắng vừa đủ

Cách làm: Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

2.9. Chế biến đào, táo, lê cho bé

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g
  • Nước, đường trắng vừa đủ.

Cách làm:

  • Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.
  • Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút.
  • Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa.
  • Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.

2.10. Bột sữa – Bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bột gạo 10g
  • Sữa bột – loại bé vẫn thường dùng 12g
  • Bí đỏ 30g
  • Dầu 2.5g
  • Đường 10g
  • Nước 200ml

Cách làm:

Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.

Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.

Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.

3. Chế độ ăn uống cho trẻ bị táo bón

Hỏi: Thưa bác sĩ, con gái tôi được 32 tháng tuổi, khi mới sinh được 2,9 kg nhưng đến nay cháu chỉ được 11,5kg và cao 86cm. Cháu rất biếng ăn và hay bị táo bón. Một ngày cháu ăn 2 bát cháo nhỏ vào buổi trưa và tối (sáng ngủ dậy cháu chỉ uống được sữa, cho ăn sáng sẽ bị nôn trớ và không chịu ăn), uống 500ml sữa công thức, 1 hộp sữa chua và 100ml nước cam vắt.

Tôi đã cho cháu uống men vi sinh nhưng khi dừng 1 tháng thì cháu lại bị táo bón trở lại. Ngoài ra hiện nay tôi cho cháu uông thêm nước yến và thuốc tăng trưởng chiều cao. Xin bác sĩ tư vấn cho chế độ ăn và bổ sung thuốc bổ để cháu đỡ biếng ăn và phát triển thể chất. Xin cảm ơn bác sĩ. (Hoàng My)

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả các chuyên gia dinh dưỡng
Trả lời của bác sỹ: Với chiều cao và cân nặng hiện tại, bé nhà bạn đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng, bạn cần phải cải thiện ngay cho bé vì hậu quả của suy dinh dưỡng sẽ làm bé chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Táo bón lâu ngày sẽ sẽ gây tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chán ăn. Do đó, cần giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón bằng cách:

Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón như sau:

Bữa sáng: Có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); hoặc: cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; hoặc: cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối…

Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…

Bữa tối: Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.

Ở giai đoạn từ 3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn.

Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần!

4/ Bé bị táo bón kéo dài uống men vi sinh có được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, ngoài chế độ ăn uống, nếu bé bị táo bón kéo dài thì mẹ có thể cho con uống thêm men vi sinh trong vòng 3-4 tuần.

Hỏi: Chào bác sỹ dinh dưỡng, con gái em được gần 7 tháng, bé nặng 8.8kg. Hiện nay mỗi ngày bé bú bình khoảng 900ml sữa công thức và ăn 2 lần cháo (sáng và chiều, mỗi lần nửa chén ăn cơm).

Bé nhà em lúc gần 1 tháng không tự đi cầu, phải bơm mới đi, sau đó uống men bio-lactovine bé mới tự đi, uống khoảng 40 lọ men. Nay bé đi cầu ngày một lần, phân xanh nhiều hơn vàng, mỗi lần đi bé đều phải rặn mạnh mới đi được, phân đầu khô, thành khuôn, phân sau mềm hơn. Em muốn hỏi như vậy có phải bé bị táo bónhay không? Em phải làm sao để cho bé dễ đi cầu hơn.

Từ nhỏ bé đã khó ngủ, đến nay vẫn ngủ chưa thẳng giấc. Ban ngày bé ngủ ít, chỉ khoảng 30 phút đầu là ngủ ngon, sau đó là thức dậy, có khi em dỗ bé ngủ lại, nhưng ngủ không ngon, cứ lăn lộn vât vã, nằm không yên, đổi tư thế liên tục. Ban ngày bé ngủ 2-3 lần, tổng cộng được khoảng 3h là tối đa, có khi cả ngày chỉ ngủ được hơn 1h. Ban đêm khoảng 9h bé đi ngủ, khoảng 7h sáng bé dậy. Hiện nay bé vẫn ngủ võng ban đêm, vì bé vẫn còn hay lăn lộn vật vã quá nên chưa ngủ giường được, võng đưa liên tục suốt đêm.

Từ lúc bé được 3 tháng đến nay, mỗi ngày em đều cho bé uống 1 giọt D3, em cũng đã bổ sung canxi với liều lượng như sau: mỗi ngày uống 2.5ml, mỗi tháng uống 1 đợt – uống 10 ngày, bé đã uống được 3 đợt.

Em vẫn duy trì tắm nắng cho bé trong những ngày không lạnh lắm. Em muốn hỏi bác sỹ hiện tượng bé ngủ lăn lộn vật vã cả ngày và đêm như vậy có phải do bé thiếu canxi hay kẽm không? Em có cần phải đưa bé đi xét nghiệm máu để đo nồng dộ các chất trong máu hay không? Dinh dưỡng trong ngày cho bé như vậy là đủ chưa? Bé có thể ăn được những món gì? Em xin cảm ơn bác sỹ. (Anh Thảo)

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả các chuyên gia dinh dưỡng
Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng trẻ em: Hiện tại cân nặng con em đang vượt chuẩn 1,5 kg, đang có nguy cơ bị thừa cân – béo phì, cho nên chế độ ăn như vậy là quá đủ, bé chỉ cần 2 bữa bột và 600 – 700ml sữa thôi.
Vì bé phát triển nhanh nên dễ bị thiếu canxi hơn các trẻ phát triển bình thường nên em chú ý trong việc bổ sung canxi cho bé.

Mặc dù em đã bổ sung vitamin D nhưng chưa đủ, bé cần 4 giọt vitamin D3/ngày, uống trong 3 tuần sau đó giảm 2 giọt/ngày, canxi cần uống 5ml/ngày trong 2 – 3 tháng. Ngoài ra cho bé uống thêm 5mg kẽm nữa. Những việc làm này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Theo em mô tả thì bé bị táo bón, em nên cho bé ăn thêm sữa chua, ăn nhiều rau quả: mồng tơi, rau khoai lang, rau dền… ăn quả chín như đu đủ, chuối tiêu, nước cam, nước bưởi ép.

Để tình trạng bé bị táo bón giảm đi, em nên chú ý cho con uống thêm khoảng 200- 300ml nước/ngày, kể cả nước quả, nếu cháu vẫn táo bón thì có thể cho uống thêm men vi sinh 2 gói/ngày trong vòng 3 – 4 tuần.

Ngoài ra em nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái, xung quanh rốn ngày 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút để kích thích nhu đông ruột làm phân luân chuyển nhanh hơn.

Nếu ăn sữa ngoài cần chọn loại sữa phù hợp có bổ sung chất xơ và men vi sinh có lợi.