Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Lịch khám thai định kỳ chuẩn 2018 của phòng khám Pasteur

Bài viết sau đây mình xin chia sẻ đấy các mẹ bầu lịch khám thai định kỳ của phòng khám Pasteur chuẩn 2018 để các mẹ bầu có thể nắm bắt và đi khám thai thường xuyên cũng như theo dõi tốt sức khỏe cho mình và con yêu của mình nhé..

Một số thai phụ có quan niệm em bé không bị tật, thai khỏe, bản thân mình tăng cân tốt là được mà không khai các bệnh lý bản thân mình đã có trước đó, điều này dễ khiến các mẹ bỏ qua những bệnh nguy hiểm có thể trở nặng lúc sinh.

Việc khám thai sẽ giúp bác sĩ tiên lượng các vấn đề của mẹ và thai trong thai kỳ hay xa hơn, tiên lượng cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra như thế nào, có gì bất lợi cần can thiệp y tế sớm hơn không? Tuy nhiên, hiện nay Pasteur nhận thấy vẫn có một số mẹ bầu , nhất là khi mang thai lần thứ 2 lại thường hay đến để siêu âm thai nhưng lại bỏ qua việc khám và tầm soát bệnh thai kỳ.


Hãy cùng nghe Thạc sỹ, Bác sỹ Nội trú Đồng Thị Hồng Trang – chuyên gia khám và tầm soát dị tật thai nhi chia sẻ lịch khám thai định kỳ và những điều bạn cần phải tầm soát để có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công nhé!

Lịch khám thai và những điều cần biết cho mẹ bầu

+ Lịch khám thai tuần 6-10


Mục đích là xác định có thai, tim thai, số lượng thai và ngày sinh dự đoán. Tuổi thai tốt để dự đoán ngày sinh chính xác là tư 8-10 tuần. Đồng thời vào lần khám thai đầu tiên này có thể phát hiện được các bệnh lý phụ khoa kèm theo như u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Đây là những bệnh lý khó phát hiện được khi thai lớn..

Vào lần khám thai đầu tiên này các xét nghiệm cần làm bao gồm các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý của mẹ sẵn có

•    Công thức máu
•    Sắt
•    Nhóm Máu
•    Rhesus
•    Các bệnh lây truyền (viêm gan B, giang mai, HIV)
•    Và xét nghiệm nước tiểu
Nếu bạn hoặc gia đình bạn có tiền sử nguy cơ như đái đường, béo phì, ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được tư vấn làm một số xét nghiệm bổ sung cần thiết.. 

+ Lịch khám thai tuần 11-14


Đây là thời điểm sàng lọc quan trong nhất trong cả thai kỳ.. 

Bạn cần làm siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm Double test để sàng lọc nguy cơ thai mắc bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể (Bệnh Down, Edward, Patau)

Các bệnh lý này thường không phát hiện được hoàn toàn bằng siêu âm và di chứng lại rất nặng nề.

+ Lịch khám thai tuần 16-18

Ở lần khám thai này thai nhi sẽ được siêu âm sàng lọc sớm các bất thường về hình thái.. Tại thời điểm này bạn có thể làm Triple Test nếu siêu âm có bất thường mà bạn chưa được làm Double test trước đó hoặc Doule test bất thường.

Ngoài ra Triple test còn giúp phát hiện nguy cơ các dị tật hệ thần kinh trung ương (bất thường não, nứt đột sống)

Nếu thai bạn thuộc nhóm nguy cơ cao các bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể , bạn sẽ được tư vấn về vấn đề chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để xác định chẩn đoán chính xác.

+ Lịch khám thai tuần 22-23

Đây là thời điểm sàng lọc tốt nhất về hình thái, giúp phát hiện được hầu hết các dị tật về hình thái em bé nếu có

Lúc này các cơ quan của thai nhi đều đã hình thành rõ nét và khá hoàn thiện

+ Lịch khám thai tuần 24- 28

Sàng lọc đái đường thai nghén bằng phương pháp dung náp Glucose đường uống. Để làm nghiệm pháp này bạn nên đến khám vào buổi sáng sau khi nhịn ăn tối thiểu 8h, kể cả uống sữa.

Kiểm tra siêu âm thai giúp đánh giá sự phát triển thai nhi lúc thai 26-28 tuần. Nếu bạn mang thai con so thì thời gian này cần được tiêm phòng uốn ván lần I.

+ Lịch khám thai tuần 32-34

Siêu âm thai ở gia đoạn này nhằm đánh giá vị trí , cân nặng ước tính của thai và các phần phụ nhau ối. Khám thai giúp phát hiện các bệnh lý hay gặp ở thai phụ 3 tháng cuối như tăng huyết áp, đái đường, viêm nhiễm phụ khoa.

Các xét nghiệm cần làm là cấy dịch âm đạo tìm Streptococcus B (1 lần duy nhất) và xét nghiệm nước tiểu hằng tháng cho đến lúc sinh

Mũi tiêm phòng uốn ván cho thai con rạ và mũi thứ II đối với con so cũng cần được thực hiện trong thời gian này… 

+ Lịch khám thai tuần 38-41 (tuần cuối)

Bạn đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào kể từ khi thai được 38 tuần .

Bạn cần khám thai mỗi tuần một lần để đo tim thai, theo dõi nước ối và tiên lượng cuộc đẻ.

Siêu âm thai có thể được thực hiện lúc bạn đến ngày dự sinh ( tương đương thai 40 tuần) mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: