Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Cơn đau quặn thận là gì? biến chứng và cách điều trị

Cơn đau quặn thận là gì? các biến chứng, cơ chế cũng như cách điều trị bệnh như thế nào.. Cơn đau quặn thận có nguy hiểm hay không? Chăm sóc bệnh nhân bị đau quặn thận như thế nào... Bài viết sau đây khambenhdanang xin gửi đến các bạn đầy đủ và chi tiết nhất...


1/ Cơn đau quặn thận là gì

Cơn đau quặn thận là một loại đau khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Bạn có thể có sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu. Chúng hình thành khi các khoáng chất như canxi và axit uric gắn kết vào nhau trong nước tiểu và tạo ra các tinh thể cứng. Những viên sỏi có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này phát triển đủ lớn, chúng có thể gây đau rất nhiều.

Xem thêm 1 số bài viết khác

2/ Cơn đạu quặn thận có nguy hiểm không

Khoảng 12% nam giới và 6% nữ giới bị một hoặc nhiều viên sỏi tiết niệu. Tỷ lệ đau quặn thận tăng lên do những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

3/ Nguyên nhân của cơn đau quặn thận

  • Nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận là do  chứng sỏi tiết niệu, huyết khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài gây tắc cấp tính đường dẫn tiểu, dẫn đến ứ nước, căng trướng đài bể thận đột ngột gây ra cơn đau quặn thận.
  • Sỏi niệu quản là căn nguyên thường gặp nhất. Sỏi gây ứ niệu làm tăng áp lực trong đài - bể thận, gây tổn thương niệu quản dẫn đến đái máu đại thể. Để chẩn đoán sỏi niệu quản, người ta cần chụp X-quang thận phát hiện sỏi nằm trên đường đi của niệu quản. Trên siêu âm thận tiết niệu có hình ảnh đài bể thận giãn là dấu hiệu gián tiếp của sỏi niệu quản. Nguyên nhân gây ra sỏi thận thường do tích tụ các chất khoáng Canxi, Oxalate, Cystine hoặc Acid uric trong nước tiểu. Bệnh hay gặp ở nam giới và có tỷ lệ cao gấp 3 lần so với nữ giới. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi tuy nhiên độ tuổi hay gặp nhất là từ 20-50 tuổi.
  • Xuất huyết đài - bể thận: Chảy máu vùng đài - bể thận hình thành máu tụ trong bể thận dẫn đến tắc niệu quản. Những trường hợp xuất huyết đài - bể thận đơn thuần khi kiểm tra siêu âm và X-quang tiết niệu không có sỏi.
  • Viêm chít hẹp quanh niệu quản: Viêm mãn tính thường gặp do lao thận - tiết niệu hoặc u sau phúc mạc chèn ép vào niệu quản.
  • Một số trường hợp đau quặn thận do sỏi đài-bể thận.
  • U niệu quản, u bàng quang gây hẹp lỗ niệu quản đổ vào bàng quang.

4/ Các triệu chứng cơn đau quặn thận

Các triệu chứng cơn đau quặn thận có thể thay đổi tùy theo kích thước của viên sỏi và vị trí của nó trong đường tiết niệu. Một số viên sỏi nhỏ chỉ gây đau bụng nhẹ và có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài mà không gây nhiều khó chịu.

Những viên sỏi lớn hơn có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu chúng bị kẹt và gây tắc nghẽn bất kỳ điểm hẹp nào trong đường tiết niệu, như sỏi ở thận, bàng quang hoặc niệu quản – ống dẫn nước tiểu giữa thận và bàng quang.

Biểu hiện phổ biến nhất của đau quặn thận là đau xảy ra ở phía bên bị ảnh hưởng giữa các xương sườn và hông, lan tỏa ra vùng bụng dưới và háng.

Cơn đau có xu hướng từng đợt có thể kéo dài từ 20-60 phút trước khi lắng xuống cho đợt tiếp theo.

Cơn đau quặn thận chỉ là một trong những triệu chứng gây ra do sỏi tiết niệu. Các triệu chứng khác thường xảy ra cùng với đau quặn thận bao gồm:
  • Đau hoặc khó đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Nước tiểu có mùi hôi, khó chịu
  • Buồn nôn
  • Các hạt nhỏ trong nước tiểu
  • Cảm thấy nhu cầu cấp thiết liên tục phải đi tiểu
  • Nước tiểu đục
  • Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
Có thể bạn chưa biết : Bệnh tiểu máu là gì? các nguyên nhân và triệu chứng cũng như Viêm tụy là gì? các điều trị như thế nào

5/ Điều trị cơn đau quặn thận

Việc điều trị cơn đau quặn thận chủ yếu là giảm đau, giải phóng đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Bệnh nhân cũng phải dùng thuốc chống viêm để giảm sự phù nề, chống co thắt, điều trị biến chứng chống nhiễm trùng, chống suy thận.

Nếu sau cơn đau sỏi vẫn còn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ê ẩm ở vùng thắt lưng trong 5 - 7 ngày. Nên chụp X-quang để nếu thấy sỏi không di chuyển thì can thiệp để giải phóng sự bế tắc ở niệu quản. Có thể giải quyết bằng phương pháp nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc mổ lấy sỏi tùy theo từng bệnh nhân và điều kiện của từng bệnh viện.

Phụ thuộc vào vị trí và kích thước sỏi. Nếu là sỏi nhỏ (đường kính dưới 4mm), bệnh nhân không đau nhiều (đáp ứng với các thuốc giảm đau đường uống) không nôn, đi tiểu được, ăn uống được có thể được điều trị tại nhà. Nếu sỏi lớn (trên 4mm) hoặc bệnh nhân có các triệu chứng nặng cần nhập viện điều trị.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: