Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Siêu âm thai và những vấn đề các mẹ bầu cần biết

Hiện nay việc đi siêu âm thai để xem và theo dõi sự phát triển của thai nhi là việc cần thiết của các mẹ bầu trên thế giới.. Việc siêu âm thai rất là quan trọng để các bác sĩ có thể phát hiện cũng như dự đoán chính xác các bệnh tật hay những phát triển không bình thường của thai nhi.. Vậy siêu âm thai như thế nào? Siêu âm thai qua từng gia đoạn ra làm sao? Ở bài viết sau đây khambenhdanang sẽ hướng dẫn chi tiết để các mẹ bầu phần nào hiểu thêm được..


Siêu âm thai và những vấn đề cần lưu ý

1/ Siêu âm thai là gì

Siêu âm trong thời gian mang thai là rất cần thiết để biết được em bé của bạn có đang phát triển bình thường hay không.  Siêu âm không chỉ được sử dụng trong siêu âm thai mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc khám bệnh giúp chúng ta quan sát được nhiều hơn những gì mắt thường nhìn thấy.

Khi được siêu âm, bác sĩ sẽ bôi một ít gel đặc biệt lên bụng bạn, sau đó dùng một thiết bị cầm tay (bộ chuyển đổi) trên da di chuyển để truyền hình ảnh em bé trong bụng lên màn hình.

Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Máy gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể; sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Chính vì thế trong quá trình siêu âm bạn cũng có thể nghe được tiếng nhịp tim của em bé đập.

Hiện nay có các loại siêu âm thai khác nhau:

Siêu âm thai 2D là siêu âm 2 chiều, với hình ảnh trắng đen, là phương pháp lâu đời nhất giúp các bác sỹ có thể chuẩn đoán có thai hay không, xác định thai nhiều phôi hay 1 phôi, kiểm tra vị trí thai nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, xác định những bất thường bẩm sinh ở thai nhi,… thường dùng để đo độ dài và kích thước, đường cắt của bào thai so với hình thể bình thường.


Siêu âm thai 3D là siêu âm 3 chiều, cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi. Ưu điểm của siêu âm 3D là dễ dàng phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi, nhưng có nhược điểm là độ chính xác về kích thước cũng như tuổi thai không bằng siêu âm 2D.

Siêu âm thai 4D thực chất ra vẫn là siêu âm 3D với hình ảnh động. Ưu điểm là thấy được hình ảnh thật đang cử động của bé tuy nhiên do quá trình lưu file lâu các tia bức xạ trong quá trình siêu âm nhiều có thể gây hại cho mẹ và bé.

2. Những mốc quan trọng bạn cần siêu âm thai

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có các thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.

Tuần 4-8 của thai kỳ: Kiểm tra chắc chắn xem thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ chắc chắn và tim thai đã có hay chưa.

Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Nếu bạn mang thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể cho bạn kết quả chính xác nhất.

Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.

Bạn không nên dùng phương pháp siêu âm chỉ để nhìn thấy thai nhi, xem hình ảnh thai nhi hoặc xác định giới tính thai nhi.

Bạn không nên dùng phương pháp siêu âm chỉ để nhìn thấy thai nhi, xem hình ảnh thai nhi hoặc xác định giới tính thai nhi.

3. Những điều cần lưu ý về siêu âm thai:

Mỗi mốc siêu âm có một mục tiêu khác nhau cần theo dõi và kiểm tra, tuy nhiên mục đích chính của quá trình siêu âm vẫn là theo dõi sự phát triển của mẹ và bé có bình thường hay không, hoặc thai nhi có gặp rắc rối gì không cũng như xác định tuổi của thai.

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không vì thế mà lạm dụng vì có những vùng rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục.

Nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi siêu âm có cần phải nhịn tiểu không vì một số trường hợp phải nhịn tiểu để giúp bàng quang bị đầy lên và nâng tử cung của bạn cao hơn một chút trong khung xương chậu, làm cho hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn.

Nếu muốn xác định chính xác thai ngoài tử cung hay trong tử cung, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm qua ngã âm đạo, nghĩa là siêu âm trong âm đạo thay vì siêu âm ở ngoài vùng bụng.

Ngoài ra, các mẹ cũng lưu ý, mặc dù siêu âm giúp các bác sĩ phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi nhưng không có nghĩa là chính xác 100%, có nhiều trường hợp, khi bé được sinh ra bác sĩ mới phát hiện dị tật ở bé.

Nếu các mẹ bầu đang ở Đà Nẵng hay các vùng lân cận như Quảng Nam, Huế, Quảng Trị... nếu cầu tư vấn về các đề thai sản, siêu âm thai như thế nào có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám đa khoa Pasteur qua 1 trong các địa chỉ sau đây để được các bác sĩ tư vấn đưa ra những lời khuyên chính xác và chi tiết nhất...

+ Địa chỉ:Lô 19 - Nguyễn Tường Phổ - Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng
+ Hotline: 02363811868
+ Email: phongkhampasteur@gmail.com
+ Fanpage: https://www.facebook.com/pasteur.com.vn/
+ Website: http://pasteur.com.vn/

Từ khóa được tìm kiếm:
sieu am thai
siêu âm nhiều có tốt không
siêu âm thai nhi
bà bầu siêu âm nhiều có tốt không
trước khi đi siêu âm thai có được ăn không
siêu âm thai nhiều có tốt không
trước khi siêu âm thai có được ăn gì không
truoc khi di sieu am thai can lam gi
trước khi siêu âm thai cần làm gì
trước khi siêu âm thai có được ăn không
Previous Post
First

post written by:

0 nhận xét: