Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Trẻ bị chảy máu cam? Những dấu hiệu vấn đề sức khỏe

Trẻ bị chảy máu cam có sao không? nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam... Có rất nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc của các bậc phụ huynh cha mẹ khi thấy con em mình bị như vậy...

Chảy máu mũi là vấn đề phổ biến mà hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Bé có thể bị chảy máu cam một bên mũi hoặc cả hai bên.

Bé bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và đa số đều nhẹ và có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, một số trẻ bị chảy máu cam ở một bên cánh mũi do mắc phải sự xuất hiện của những khối u.


Vì sao trẻ bị chảy máu cam một bên mũi?

Chảy máu cam một bên mũi ở trẻ nhỏ thường chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:
  • Trẻ có thói quen ngoáy mũi một bên. Tác động mạnh có thể khiến các mao mạch máu dưới làn da non nớt của trẻ tổn thương.
  • Điều kiện thời tiết lạnh hoặc nắng nóng khắc nghiệt khiến niêm mạc mũi trở nên khô, dễ bị rách chảy máu.
  • Trẻ bị thiếu vitamin C.

Chảy máu mũi chỉ một bên có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp chảy máu cam một bên mũi không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần cầm máu và chăm sóc trẻ đúng cách thì máu sẽ ngừng chảy ngay. Ngoài ra, cần bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho người bị chảy máu cam.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu mũi một bên tái phát nhiều lần, lượng máu chảy ra ngày càng nhiều thì bé có khả năng đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm như:
  • U xơ vòm mũi họng: bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi tiền dậy thì, từ 6 – 15 tuổi, phổ biến ở bé trai hơn bé gái
  • U mạch máu
  • Hội chứng giãn mạch đến chảy máu
  • Viêm xoang mạn tính.
Để có chẩn đoán chính xác, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hay các phòng khám nhi để được làm xét nghiệm và có kết quả chính xác.

Xem thêm 1 số bài viết liên quan khác




Cách sơ cứu và điều trị chảy máu cam ở trẻ
  • Giữ bé ngồi hoặc đứng thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, tránh để bé ngửa cổ ra sau vì nguy cơ máu chảy mạnh và nuốt phải xuống dạ dày
  • Bóp chặt 2 bên mũi để trẻ thở bằng miệng
  • Dùng đá lạnh chườm vào gốc mũi
  • Nếu máu đã ngừng chảy, ngưng tác động mạnh và cúi người trong vài giờ
Nếu máu vẫn không ngừng chảy, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để nội soi và có hướng điều trị thích hợp.

Phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ như thế nào?
  • Cắt móng cho bé và để mắt đến con: Trẻ em rất hiếu động và đôi khi có những hành động, thói quen không kiểm soát như ngoáy mũi trong vô thức, nhét dị vật vào hốc mũi nên bố mẹ cần cắt móng cho trẻ, tránh để móng nhọn, tránh để những đồ chơi nhỏ, sắc nhọn gần trẻ
  • Bổ sung vitamin C, K, chất sắt đầy đủ cho bé
  • Khi thời tiết chuyển mùa hanh khô, giữ mũi của trẻ có đủ độ ẩm
Việc phòng bệnh là yếu tố quan trọng hơn hết. Do đó, bạn cần chăm sóc và bổ sung đủ vi chất để bé có sức đề kháng tốt nhé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có hướng điều trị cho bé chính xác

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: