Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Bệnh viêm màng não sơ sinh có thể từ một nụ hôn
Hồi tháng 7 năm 2017, một em bé sơ sinh 18 ngày tuổi (Mariana) ở bang Iowa, Mỹ đã bị viêm màng não do vi rút herpes. Bệnh có lẽ lây truyền từ một người bạn hoặc họ hàng trong gia đình. Mariana chào đời khỏe mạnh, nhưng em đã bị ốm và ngừng thở khoảng một tuần sau đó. Em được đưa gấp đến bệnh viện và được chẩn đoán bị viêm màng não HSV1. Cũng là loại vi rút gây sùi mào gà và loét miệng.

Vì cả cha mẹ em đều có kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút herpes. Các bác sĩ kết luận rằng Mariana đã nhiễm vi-rút từ người nào đó khác. Mẹ của Mariana, Nicole Sifrit, tin rằng ai đó bị nhiễm vi-rút “đã chạm vào tay Mariana, và sau đó bé đưa vào miệng”.

Tất nhiên, cách ly hoàn toàn là việc nói thì dễ hơn làm. Nhiều bậc cha mẹ có thể băn khoăn tự hỏi liệu mình đã làm đủ để bảo vệ em bé còn non nớt hay không. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia để bảo vệ an toàn cho em bé


Bị viêm màng não từ nụ hôn của người lớn

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Khoa khám Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo về việc hôn hít trẻ có thể lây bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh viêm não hay viêm màng não.

Virus gây bệnh viêm màng não

Bệnh viêm não, viêm màng não do virus Herpes gây ra. Virus này sẽ xâm nhập cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ. Sau đó sẽ lên não, gây viêm não, ảnh hưởng đến toàn bộ não.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh viêm não do virus Herpes ở trẻ nhỏ thường là đau đầu, nôn ói, hay quên, quấy khóc, thay đổi tính tình… Bệnh xảy ra rải rác, không thành dịch, thường diễn tiến nặng, có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng. Khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này.

Ở trẻ sơ sinh, viêm não có thể lây từ mẹ sang con qua quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lây nhiễm virus từ môi và vùng quanh miệng của người có hành vi hôn trẻ.

Ngoài việc lây viêm màng não, trẻ còn có nguy cơ mắc cúm từ người “trao trẻ nụ hôn”. Bởi virus cúm lây lan thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị bệnh hắt hơi, ho và hôn trẻ.

Có thể bạn chưa biết : Báo động huyết áp cao ở trẻ em cần lưu ý và những nguyên nhân dấu hiệu trẻ bị chảy máu cam cần lưu ý cũng như cách hạ sốt cho trẻ nhanh gọn tại nhà cần biết

Virus herpes có thể lây lan theo nhiều cách

Khi trẻ còn rất nhỏ nhiễm virus gây bệnh herpes, thường là vì lây truyền từ mẹ sang con. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi người mẹ mang vi rút nhưng không hề có triệu chứng.

Nhưng đã có những trường hợp virus lây sang trẻ từ những người khác trong gia đình. Herpes thường lây lan qua tiếp xúc với vết mụn rộp ở miệng, nhưng tổn thương cũng có thể xuất hiện trên ngón tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu em bé chạm vào một trong những tổn thương này và sau đó chạm vào miệng, nhiễm trùng có thể xảy ra.

Tất cả những người chăm sóc trẻ đều cần rửa tay thường xuyên. Và bạn nên tránh hôn em bé – đặc biệt là lên mặt hay tay. Hãy hôn lên chăn, hoặc quần áo của bé, nếu phải làm vậy.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đã có chẩn đoán herpes. Hoặc đã từng bị mụn rộp ở miệng. Bạn không nhất thiết phải có những thương tổn hoặc triệu chứng nhìn thấy được thì mới truyền virus. Bất cứ ai có các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm đều phải giữ khoảng cách.

Cha mẹ nếu có thể cũng không nên cho trẻ sơ sinh đến những chỗ đông người hoặc không gian kín chật hẹp (như xe buýt hoặc máy bay). Do khả năng lây truyền mầm bệnh.

Việc rút ra bài học từ cái chết của Mariana là rất quan trọng. Nhưng cũng cần nhớ rằng những bi kịch như thế này rất hiếm xảy ra. Mọi người không nên quá hoang mang mà chỉ cần tuân theo các nguyên tắc chung. Như rửa tay, không hôn trẻ khi không cần thiết. Và tránh xa em bé nếu bạn có bất kỳ vết loét hở nào.

.....

Ngoài ra nếu bạn đọc cần tư vấn, trao đổi hay thắc mắc các bệnh lý về trẻ em có thể liên hệ trực tiếp địa chỉ khoa phòng khám nhi của Pasteur qua hotline để bác sĩ thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Trẻ bị chảy máu cam? Những dấu hiệu vấn đề sức khỏe
Trẻ bị chảy máu cam có sao không? nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam... Có rất nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc của các bậc phụ huynh cha mẹ khi thấy con em mình bị như vậy...

Chảy máu mũi là vấn đề phổ biến mà hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Bé có thể bị chảy máu cam một bên mũi hoặc cả hai bên.

Bé bị chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và đa số đều nhẹ và có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, một số trẻ bị chảy máu cam ở một bên cánh mũi do mắc phải sự xuất hiện của những khối u.


Vì sao trẻ bị chảy máu cam một bên mũi?

Chảy máu cam một bên mũi ở trẻ nhỏ thường chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:
  • Trẻ có thói quen ngoáy mũi một bên. Tác động mạnh có thể khiến các mao mạch máu dưới làn da non nớt của trẻ tổn thương.
  • Điều kiện thời tiết lạnh hoặc nắng nóng khắc nghiệt khiến niêm mạc mũi trở nên khô, dễ bị rách chảy máu.
  • Trẻ bị thiếu vitamin C.

Chảy máu mũi chỉ một bên có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp chảy máu cam một bên mũi không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần cầm máu và chăm sóc trẻ đúng cách thì máu sẽ ngừng chảy ngay. Ngoài ra, cần bổ sung cho trẻ những thực phẩm tốt cho người bị chảy máu cam.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu mũi một bên tái phát nhiều lần, lượng máu chảy ra ngày càng nhiều thì bé có khả năng đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm như:
  • U xơ vòm mũi họng: bệnh thường xảy ra ở trẻ em lứa tuổi tiền dậy thì, từ 6 – 15 tuổi, phổ biến ở bé trai hơn bé gái
  • U mạch máu
  • Hội chứng giãn mạch đến chảy máu
  • Viêm xoang mạn tính.
Để có chẩn đoán chính xác, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hay các phòng khám nhi để được làm xét nghiệm và có kết quả chính xác.

Xem thêm 1 số bài viết liên quan khác




Cách sơ cứu và điều trị chảy máu cam ở trẻ
  • Giữ bé ngồi hoặc đứng thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước, tránh để bé ngửa cổ ra sau vì nguy cơ máu chảy mạnh và nuốt phải xuống dạ dày
  • Bóp chặt 2 bên mũi để trẻ thở bằng miệng
  • Dùng đá lạnh chườm vào gốc mũi
  • Nếu máu đã ngừng chảy, ngưng tác động mạnh và cúi người trong vài giờ
Nếu máu vẫn không ngừng chảy, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để nội soi và có hướng điều trị thích hợp.

Phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ như thế nào?
  • Cắt móng cho bé và để mắt đến con: Trẻ em rất hiếu động và đôi khi có những hành động, thói quen không kiểm soát như ngoáy mũi trong vô thức, nhét dị vật vào hốc mũi nên bố mẹ cần cắt móng cho trẻ, tránh để móng nhọn, tránh để những đồ chơi nhỏ, sắc nhọn gần trẻ
  • Bổ sung vitamin C, K, chất sắt đầy đủ cho bé
  • Khi thời tiết chuyển mùa hanh khô, giữ mũi của trẻ có đủ độ ẩm
Việc phòng bệnh là yếu tố quan trọng hơn hết. Do đó, bạn cần chăm sóc và bổ sung đủ vi chất để bé có sức đề kháng tốt nhé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có hướng điều trị cho bé chính xác

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Báo động về huyết áp cao ở trẻ em cần lưu ý
Bệnh huyết áp cao không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ở trẻ em hiện nay cũng là điều đáng báo động mà cha mẹ cần phải lưu ý.. 

Khi trẻ có huyết áp bằng hoặc cao hơn tới 95% so với những trẻ cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao thì được gọi là cao huyết áp. Huyết áp chính là áp lực máu tác động lên thành của động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.


Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và từ sức cản của động mạch. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào hai chỉ số của huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương) để chẩn đoán tình trạng bệnh cao huyết áp ở trẻ em.

Chỉ số được cho là để xác định bệnh cao huyết áp ở trẻ như sau:

- Độ tuổi từ 3 – 6 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 116/76mmHg.

- Độ tuổi từ 7 – 10 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 122/78mmHg.

- Độ tuổi từ 11 – 13 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 126/82mmHg.

- Độ tuổi từ 14 – 16 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 136/86mmHg.

- Độ tuổi từ 16 – 19 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mm/Hg.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây cao huyết áp phụ thuộc vào nhóm tuổi. Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân cơ bản nhất là bệnh thận hoặc bệnh tim. 

Ngoài ra, tình trạng béo phì ngày càng phổ biến ở trẻ cũng đang góp phần làm gia tăng bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, các cơ chế sinh lý gây ra cao huyết áp rất phức tạp, và không phải tất cả trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì đều bị, vì bệnh cao huyết áp hiện đã gia tăng cả ở những trẻ có cân nặng bình thường.

Tình trạng cao huyết áp ở trẻ nhỏ đang gây ra những vấn đề đáng báo động, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cao huyết áp khi trưởng thành và có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng hơn.

Xem thêm 1 số bài viết khác


Cao huyết áp nguyên phát

Đây là loại cao huyết áp tự xuất hiện, không có nguy cơ tiềm ẩn nào và thường mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguy cơ mắc phải loại này sẽ xuất hiện ở trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, gia đình có người bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc mức độ đường huyết cao, trẻ có lượng cholesterol và triglycerid cao.

Khi con có dấu hiệu cao huyết áp ba mẹ nên nhớ đưa con đi đến các phòng khám cũng như các địa chỉ khám bệnh trẻ em để các bác sĩ khám và cho những lời khuyên nhé

Cao huyết áp thứ phát

Đây là loại cao huyết áp được gây ra bởi bệnh khác. Loại cao huyết áp này phổ biến ở trẻ nhỏ. Các bệnh làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp bao gồm: Bệnh thận mạn tính; Vấn đề về tim, như hẹp động mạch chủ; Bệnh thận đa nang; Bệnh ảnh hưởng đến thận, như bệnh lupus ban đỏ; Cường giáp; Hẹp động mạch thận; Rối loạn tuyến thượng thận; U tủy thượng thận, khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận.

Khi bị cao huyết áp, trẻ có khả năng tiếp tục bị cao huyết áp khi đã trưởng thành. Biến chứng của bệnh cao huyết áp ở trẻ là ngừng thở khi ngủ, tình trạng ngáy to hoặc thở bất thường khi ngủ. Nếu tình trạng cao huyết áp kéo dài khi trẻ trưởng thành có thể khiến cho trẻ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, mắc bệnh thận.

Điều quan trọng mà cha mẹ cần biết là con cái của họ cần được kiểm tra huyết áp định kỳ để phát hiện sớm và kịp thời thay đổi lối sống như tập thể dục nhiều hơn hoặc thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc phù hợp với lứa tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phòng ngừa chứng cao huyết áp phát triển sớm ở trẻ nhỏ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều hoa quả, rau xanh; chế độ luyện tập thể chất, đặc biệt là đi bộ vào buổi sáng; và tránh xa những thói quen xấu như xem tivi, máy tính nhiều giờ đồng hồ... sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt.

Xem thêm : https://www.linkedin.com/pulse/kham-nhi-o-dau-tot-jesica-alaba/

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Cách hạ sốt nhanh, đơn giản, hiệu quả cho trẻ tại nhà
Thông thường mỗi khi trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh bị sốt cha mẹ thường rất lo lắng. Trên thực tế  đây không phải là căn bệnh trẻ em quá nguy hiểm. Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân sốt phổ biến nhất là do nhiễm vi rút hoặc có thể là sốt mọc răng.

Ở bài viết này khambenhdanang sẽ hướng dẫn đầy đủ chi tiết và cụ thể nhất cho các ông bố bà mẹ cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà để có thể dễ dàng có kiến thức và trở tay cũng như xử lý được các cơn sốt..


Khi nào thì trẻ bị sốt?

Thông thường, nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khoảng 36-37 độ. Khi nhiệt độ trẻ trên 37 độ được gọi là sốt. Khi trẻ bị sốt việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là xem nhiệt độ cho con xem có chính xác là sốt không.

Tuy nhiên nhiệt độ cặp ở nách là chuẩn nhất. Ở trán lại có thể thấp hơn, ở hậu môn có thể cao hơn, từ 37 độ C trở lên gọi là sốt.

Nếu nhiệt độ ở trẻ cao thì nên dùng hạ sốt cho bằng các cách sau:

Dùng nước ấm lau người cho trẻ
  • Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn mềm.
  • Sau đó mẹ nhúng khăn vào chậu nước và vắt nhẹ.
  • Kẹp 2 chiếc vào bẹn, 2 chiếc vào nách và 1 chiếc lau khắp cơ thể bé.
  • Sau 1 đến 2 phút lại nhúng khăn vào chậu và lau cho bé.
  • Khi nước lạnh thì mẹ cần thêm nước nóng để đảm bảo độ ấm của nước.
  • Mẹ lau cho bé khoảng 10 đến 15 phút.
  • Sau đó mẹ lau khô người và mặc quần áo thoáng mát cho bé.

Điều này không những giúp hạ sốt mà còn giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không được dùng nước lạnh. Sau khi lau người nên cho trẻ ngồi trong phòng thoáng, không được ngồi dưới điều hòa, trước quạt để tránh bị lạnh và sốt cao thêm.

Nới lỏng quần áo: 

Nhiều mẹ cho rằng khi con bị sốt thường có dấu hiệu lạnh như người lớn nên mặc thêm áo, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết đó cũng là cách làm sai. Mẹ không nên quấn tã chặt cũng không ủ thêm chăm mà cần nới lỏng tã, quần áo.

Xem thêm 1 số bài viết khác:

Cung cấp đủ nước cho con:  

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ bị mất nước rất nhiều do quá trình ra mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ cần đảm bảo đủ các giờ bú. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên  bị sốt cần cung cấp thêm nước uống.

Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Nếu trẻ mọc răng bị sốt nhẹ dưới 38 độ, bạn nên lau người cho con bằng khăn được ngâm nước ấm. Việc mồ hôi cùng nước ấm bốc hơi từ từ khỏi người sẽ là cách hạ sốt nhanh cho trẻ.

Mọc răng là một trong những nguyên nhân gây sốt phổ biến ở trẻ

Bên cạnh đó các mẹ có thể làm những việc dưới đây để bé dễ chịu hơn:

Cho bé dùng đồ chơi gặm nướu

Khi mọc răng, trẻ có thể bị ngứa lợi vì tác động của răng nên mẹ nên cho bé một vật dụng gì đấy mềm, to vừa phải để bé giải quyết sự khó chịu.

Nếu trẻ hơi bị sốt, bạn có thể để đồ chơi gặm nướu trong tủ lạnh một lát rồi mới cho bé nhai. Lưu ý các mẹ nên mua đồ chơi gặm nướu ở những cửa hàng chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Massage lợi cho bé

Bạn có thể giảm sự khó chịu của bé bằng cách massage lợi cho con mỗi ngày trong thời gian trẻ mọc răng hàm. Bạn có thể dùng ngón tay của mình hoặc đồ massage lợi bằng cao su mềm để chà nhẹ lên vùng lợi con đang mọc răng.

Có thể lúc đầu bé thấy chưa quen nên sẽ phản đối một chút nhưng các mẹ không nên mất kiên nhẫn, bỏ cuộc quá nhanh.

Lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

+ Trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ vẫn ăn uống bình thường để có sữa cho bé, việc mẹ ăn uống không ảnh hưởng tới việc sốt của con. Vì vậy mẹ cần ăn uống tốt để có nhiều sữa hơn cho con bú.

+ Trong lúc con bị sốt có thể có giai đoạn con bị lạnh chân tay vì hiện tượng co mạch. Cha mẹ sờ thấy tay chân con lạnh có thể ủ ấm cho con. Tuy nhiên cần lưu ý một lúc sau thường sẽ là giai đoạn thải nhiệt.

+ Con sẽ nóng, và lúc đó nhiệt độ tăng cao cha mẹ không được ủ cho con để tránh việc nhiệt độ của con tăng quá cao, có thể gây co giật cho trẻ nhỏ.

+ Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt nên cho con đi tới các phòng khám đa khoa hoặc bệnh viên ngay để xác định nguyên nhân sốt của con.

Với các trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cách hạ sốt nhanh vẫn theo nguyên tắc của bác sĩ. Tuy nhiên các nhóm nguyên nhân gây sốt ở nhóm trẻ 1,2 tháng tuổi thường hơi khác so với trẻ 5,6 tháng tuổi. Chính vì vậy, ba mẹ cần cẩn thận hơn với trẻ sơ sinh cho con đi khám sớm.

Nguồn: marrybaby.vn

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Mẹ chú ý 5 điều này khi bé đến tháng ăn dặm
Ăn dặm được đánh giá như một bước chuyển tiếp không thể thiếu của bé từ giai đoạn chỉ uống sữa hoàn toàn đến giai đoạn dung nạp thêm các thực phẩm khác ngoài sữa. Đây cũng là lúc bé chớm mọc răng, bắt đầu hình thành phản xạ nhai và nghiền thức ăn. Vì vậy, đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé.


Dưới đây là 5 lưu ý mẹ cần ghi nhớ để giúp bé có giai đoạn ăn dặm dễ chịu, đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh:

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm

6 tháng tuổi được xem là “điểm vàng” để bắt đầu giai đoạn ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước 4-6 tháng tuổi, bé không nên ăn thực phẩm rắn vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn. Đồng thời, từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) đã không còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450KCal/ngày, trong khi lúc này trẻ cần 700KCal/ ngày.

Dù từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi, sữa mẹ (hoặc sữa công thức) vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bé nhưng việc chậm cho bé ăn thực phẩm rắn sau 6 tháng tuổi có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển các kỹ năng vận động thô và tinh (ví dụ: khả năng nhai) và gia tăng nguy cơ dị ứng của trẻ.

Bên cạnh số tháng, mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu khác cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm: chú ý đến các món ăn khác, có khuynh hướng đưa đồ vật vào miệng, không còn phản xạ đẩy lưỡi, kiểm soát đầu tốt (có thể quay đầu đi nơi khác) và có khả năng ngồi thẳng dậy khi được hỗ trợ…

Vậy nên có bé ngay từ tháng thứ 4, tùy theo sự phát triển, cũng đã bắt đầu muốn ăn dặm nên các mẹ cần để tâm lưu ý và quan sát biểu hiện của bé trong giai đoạn này.


2. Quy tắc ăn dặm: "Từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn"

Đây là bộ quy tắc các bà mẹ cần thuộc nằm lòng. Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn ít, với tỷ lệ ban đầu lý tưởng là khoảng nửa bát con với 1-2 bát mỗi ngày, sau đó tăng dần lên. Số tháng bé càng tăng, tỷ lệ thức ăn sẽ tăng theo tương ứng. Quy tắc này nhằm tương thích với hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hoá của bé còn yếu, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn dặm ngay từ đầu, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá.

Thứ hai, do bé đang quen với sữa là loại thực phẩm lỏng hoàn toàn, nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con hoặc dùng các loại rau củ, trái cây nghiền với kết cấu mịn, nhuyễn, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Nếu mua dạng bột ăn dặm bán sẵn, mẹ nên tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay, khi pha, mẹ nên pha thành hỗn lợp loãng, mịn và sánh như kem là được.

Với rau củ và trái cây nghiền, mẹ nên chọn loại đóng gói sẵn của các thương hiệu uy tín để đảm bảo thực phẩm được nghiền đúng cách, nhuyễn, mịn nhưng vẫn giữ đầy đủ hương vị và chất dinh dưỡng.

Cuối cùng, khi bé mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch, ngũ cốc kết hợp với rau củ nghiền, trái cây nghiền. Khi bé được khoảng 8 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại bột ăn dặm mặn có chứa thịt, bổ sung thêm thực phẩm có kết cấu thô hơn, xay, nghiền nhưng ko quá mịn.

3. Chọn đúng thực phẩm ăn dặm

Thực phẩm ăn dặm rất quan trọng với sức khỏe của con vì “đảm đương” trách nhiệm bổ sung dưỡng chất và năng lượng cho con, bên cạnh sữa. Vì vậy, dù mẹ tự nấu hay mua các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn, mẹ cần bảo đảm các sản phẩm này giàu dưỡng chất tự nhiên, không sử dụng màu hay vị nhân tạo, cũng như không có chất bảo quản. Nếu mẹ có thể kiểm chứng các thành phần thực phẩm này được trồng và thu hoạch từ những trang trại sạch, không có thành phần biến đổi gen, không sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất là tốt nhất.

Ngoài ra, thực phẩm ăn dặm nên được chế biến đúng cách để đảm bảo lưu giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng từ trái cây, rau củ; cũng như không chứa các chất có khả năng gây dị ứng như lúa mì, trứng, các loại hạt, không sử dụng phụ gia thực phẩm… Với các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn, mẹ nên lưu ý đến cả bao bì và nên chọn sản phẩm có bao bì không chứa chất BPA, không chứa chất keo thơm và sử dụng mực in không chứa chất Toluene để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.

4. Cho bé thử mỗi hương vị mới từ 3-5 ngày và luân phiên thay đổi hương vị cho đa dạng

Để giúp bé hứng thú hơn với việc ăn dặm, cũng như kích thích vị giác của bé phát triển, mẹ nên cho bé thử hương vị mới mỗi 3-5 ngày. Với các bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể luân phiên thay đổi giữa các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây; hoặc cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm này với nhau để cho bé hương vị đa dạng. Rau củ và trái cây rất dễ kết hợp và cho hương vị rất thơm ngon.

Với bé 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé dùng các thực phẩm có kết cấu thô hơn (như bánh ăn dặm) và dùng chất đạm (protein). Khi bé được 12 tháng, mẹ có thể cho bé dùng thêm snack trái cây ăn dặm. Việc thay đổi loại thực phẩm ăn dặm thường xuyên vừa giúp bé ngon miệng vừa đảm bảo đa dạng nguồn dưỡng chất.

5. Tạo không khí thư giãn và thoải mái khi ăn dặm

Trong quá trình tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu bằng việc cho bé dùng thử một lượng nhỏ những thực phẩm mềm, nghiền nhuyễn sau khi cho bé bú. Đừng lo lắng khi bé từ chối nếm hoặc nhổ ra. Đây là việc hoàn toàn bình thường khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ hãy kiên nhẫn và thử lại lần nữa trong ngày.

Một lời khuyên khác dành cho mẹ là nên cho bé thử mỗi loại thực phẩm một lần và quan sát phản ứng của bé. Điều này vừa giúp bé xác định được các mùi vị, vừa giúp mẹ loại trừ được những loại thực phẩm mà bé bị dị ứng hoặc không thích. Từ đó, mẹ sẽ chọn được cho bé loại thực phẩm ăn dặm thích hợp và ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, mỗi khi đi du lịch xa, để tránh mệt mỏi và căng thẳng, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm ăn dặm đóng gói sẵn và uy tín. Như vậy vừa đỡ mất thời gian và công sức nấu nướng, bé lại vừa có bữa ăn dặm ngon, nhanh và đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ nên chọn các sản phẩm ăn dặm nổi tiếng, được chứng thực chất lượng với bao bì đóng gói tiện lợi để giúp việc ăn dặm của bé dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.

Theo . (Khám phá)

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

12 mũi tiêm phòng cho trẻ em mẹ nên nhớ kỹ
Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ chỉ ra đầy đủ 12 mũi tiêm phòng cho trẻ mà các ông bố bà mẹ nên nhờ dẫn con đi tiêm đầy đủ nhé...

Trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và giúp bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là 12 mũi tiêm phòng quan trọng cho con mẹ đặc biệt không được phép bỏ qua.

Ngay từ khi vừa lọt lòng thì bé đã phải nhận những mũi tiêm phòng vắc xin đầu tiên, nhìn thấy thiên thần bé nhỏ khóc vì tiêm phòng làm lòng mẹ đau thắt lại. 

Nhưng thật sự tiêm vắc xin là một trong những vấn đề bắt buộc và chắc chắn phải tuân theo, nhờ có vắc xin mà giúp cơ thể non nớt của bé sản sinh các kháng thể, giúp bé miễn nhiễm với một số loại bệnh thường gặp và nguy hiểm. Cho nên hãy cho bé tham gia đầy đủ lịch tiêm phòng, trừ những trường hợp bé bị bệnh nặng thì bác sĩ sẽ thay đổi lịch tiêm phòng cho bé.


Các mũi vắc xin cần tiêm cho trẻ sơ sinh

Mỗi loại vắc xin đều có tính chất riêng và nguyên lý riêng để phòng tránh các loại bệnh dịch khác nhau, cho nên các bố mẹ hãy tìm hiểu rõ thông tin và tuân theo lịch tiêm phòng cố định của bác sĩ đưa ra để đưa bé đi tiêm phòng các loại vắc xin vào các thời điểm tốt và chính xác nhất.

1. Viêm gan B

Vắc xin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh 24h. Đây là mũi tiêm phòng cho trẻ các mẹ không được phép quên. Khi trẻ được 1 đến 2 tháng tuổi, mẹ cần cho con tiêm nhắc lại một liều tương tự, và thêm một phần ba liều khi trẻ 6 đến 18 tháng tuổi. Loại vắc xin này sẽ giúp cơ thể con chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể. Sau khi tiêm, con có thể bị đau ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Nếu có những biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa con tới bệnh viện sớm.

2. Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bệnh bạch hầu do một loại vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng trẻ biến thành màu xám, đen. Bệnh uốn ván có thể gây co thắt cơ bắp mạnh, khiến xương của bé có thể bị phá vỡ. Còn ho gà là một căn bệnh rất dễ lây lan và không thể kiểm soát được cơn ho. Tiêm phòng DTaP sẽ giúp trẻ chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm này. Trẻ cần được tiêm 5 liều ở các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Ngoài ra, nên tiêm nhắc lại khi trẻ 11 đến 12 tuổi. Sau đó, cứ 10 năm nên tiêm lại 1 lần.

3. Mũi tiêm MMR

Loại vắc xin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ); quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt, và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ).

Vắc xin MMR cần được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.

4. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng, và nhắc lại khi được 4 đến 6 tuổi.

5. Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ. Nếu viêm bao quanh não và tủy sống sẽ đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi. Do đó, bạn cần cho con tiêm vắc xin Hib, để bảo vệ con khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Thời điểm tiêm thích hợp nhất là khi trẻ ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi.

6. Bệnh bại liệt (IPV)

Trẻ mắc bệnh bại liệt có thể gây tê liệt cơ thể, thậm chí tử vong rất nguy hiểm. Trẻ được tiêm phòng vắc xin bại liệt, có thể loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh khỏi cơ thể. vắc xin bại liệt IPV nên được tiêm khi trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

7. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp còn được gọi là PCV13, giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi 13 loại vi khuẩn, gây ra các tình trạng xáo trộn sức khỏe ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, và thậm chí tử vong. PCV13 cần được tiêm 4 mũi, khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi. Khi tiêm loại vắc xin này, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như buồn ngủ, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ và khó chịu.

8. Bệnh cúm (flu)

Vắc xin phòng bệnh cúm thường được tiêm vào các mùa thu trong năm. Các bà mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loại vắc xin này cho con ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi tiêm, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Các mẹ cũng cần biết thêm một vài cách chữa cúm cho bé để bảo vệ cho sức khoẻ của con yêu.

9. Virus Rota (RV)

Virus Rota (RV) là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ. Do đó, mẹ nên cho con dùng thuốc phòng virus Rota khi con được 2 tháng và 4 tháng tuổi. Loại thuốc này được sản xuất ở dạng lỏng dùng để uống. Khi cho con uống thuốc phòng virus Rota, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.

10. Viêm gan A

Virus viêm gan A có thể xâm nhập vào trẻ từ đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm. Bệnh sẽ gây tổn hại gan với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Vì thế khi con được 12 đến 23 tháng tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.

11. Viêm màng não (MCV4)

Vắc xin viêm màng não, còn được gọi là MCV4, sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh viêm màng não, bệnh có thể lây nhiễm ở các màng bao quanh não và tủy sống. Thời điểm tiêm tốt nhất cho trẻ là ở độ tuổi 11 đến 12 tuổi.

12. Human papillomavirus (HPV)

Human papillomavirus (HPV) là vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, được khuyến khích tiêm cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc xin này cần được tiêm 3 liều trong thời gian 6 tháng, để bảo vệ con bạn khỏi hai loại virus lây truyền qua đường tình dục, gây ung thư cổ tử cung.

Lưu ý sau khi tiêm cho trẻ
  • Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.
  • Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
  • Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
  • Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế để được tư vấn.


Nguồn: Thông tin y tế