Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Báo động về huyết áp cao ở trẻ em cần lưu ý

Bệnh huyết áp cao không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ở trẻ em hiện nay cũng là điều đáng báo động mà cha mẹ cần phải lưu ý.. 

Khi trẻ có huyết áp bằng hoặc cao hơn tới 95% so với những trẻ cùng giới tính, độ tuổi và chiều cao thì được gọi là cao huyết áp. Huyết áp chính là áp lực máu tác động lên thành của động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.


Huyết áp được tạo ra bởi lực co bóp của tim và từ sức cản của động mạch. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào hai chỉ số của huyết áp là huyết áp tâm thu và huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương) để chẩn đoán tình trạng bệnh cao huyết áp ở trẻ em.

Chỉ số được cho là để xác định bệnh cao huyết áp ở trẻ như sau:

- Độ tuổi từ 3 – 6 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 116/76mmHg.

- Độ tuổi từ 7 – 10 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 122/78mmHg.

- Độ tuổi từ 11 – 13 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 126/82mmHg.

- Độ tuổi từ 14 – 16 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 136/86mmHg.

- Độ tuổi từ 16 – 19 tuổi: Có chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mm/Hg.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây cao huyết áp phụ thuộc vào nhóm tuổi. Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân cơ bản nhất là bệnh thận hoặc bệnh tim. 

Ngoài ra, tình trạng béo phì ngày càng phổ biến ở trẻ cũng đang góp phần làm gia tăng bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, các cơ chế sinh lý gây ra cao huyết áp rất phức tạp, và không phải tất cả trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì đều bị, vì bệnh cao huyết áp hiện đã gia tăng cả ở những trẻ có cân nặng bình thường.

Tình trạng cao huyết áp ở trẻ nhỏ đang gây ra những vấn đề đáng báo động, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cao huyết áp khi trưởng thành và có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng hơn.

Xem thêm 1 số bài viết khác


Cao huyết áp nguyên phát

Đây là loại cao huyết áp tự xuất hiện, không có nguy cơ tiềm ẩn nào và thường mắc ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguy cơ mắc phải loại này sẽ xuất hiện ở trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, gia đình có người bị cao huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc mức độ đường huyết cao, trẻ có lượng cholesterol và triglycerid cao.

Khi con có dấu hiệu cao huyết áp ba mẹ nên nhớ đưa con đi đến các phòng khám cũng như các địa chỉ khám bệnh trẻ em để các bác sĩ khám và cho những lời khuyên nhé

Cao huyết áp thứ phát

Đây là loại cao huyết áp được gây ra bởi bệnh khác. Loại cao huyết áp này phổ biến ở trẻ nhỏ. Các bệnh làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp bao gồm: Bệnh thận mạn tính; Vấn đề về tim, như hẹp động mạch chủ; Bệnh thận đa nang; Bệnh ảnh hưởng đến thận, như bệnh lupus ban đỏ; Cường giáp; Hẹp động mạch thận; Rối loạn tuyến thượng thận; U tủy thượng thận, khối u hiếm gặp ở tuyến thượng thận.

Khi bị cao huyết áp, trẻ có khả năng tiếp tục bị cao huyết áp khi đã trưởng thành. Biến chứng của bệnh cao huyết áp ở trẻ là ngừng thở khi ngủ, tình trạng ngáy to hoặc thở bất thường khi ngủ. Nếu tình trạng cao huyết áp kéo dài khi trẻ trưởng thành có thể khiến cho trẻ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, mắc bệnh thận.

Điều quan trọng mà cha mẹ cần biết là con cái của họ cần được kiểm tra huyết áp định kỳ để phát hiện sớm và kịp thời thay đổi lối sống như tập thể dục nhiều hơn hoặc thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc phù hợp với lứa tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phòng ngừa chứng cao huyết áp phát triển sớm ở trẻ nhỏ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều hoa quả, rau xanh; chế độ luyện tập thể chất, đặc biệt là đi bộ vào buổi sáng; và tránh xa những thói quen xấu như xem tivi, máy tính nhiều giờ đồng hồ... sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt.

Xem thêm : https://www.linkedin.com/pulse/kham-nhi-o-dau-tot-jesica-alaba/
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: