Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả

Bài viết sau đây khambenhdanang sẽ đưa ra cho các bạn biết được thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón từ rau củ, hoa quả giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể phòng tránh táo bón hiệu quả được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu nên khi ăn dặm không đúng cách rất dễ bị các bệnh tiêu hóa và thường gặp nhất là táo bón do không được bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể. 

Táo bón ở trẻ em nếu không đường khắc phục kịp thời sẽ ngày càng nặng và không thể chữa khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy khi trẻ bị táo bón nên ăn gì, các loại rau trị táo bón, món ăn dặm chữa táo bón ở trẻ em,…..tất cả sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng nhi tư vấn trong bài viết dưới đây, mời các mẹ cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin chi tiết giúp chăm sóc con yêu của mình tốt nhất.

1/ Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón

Thực đơn cho bé ăn dặm ít rau xanh sẽ khiến bé dễ bị táo bón. Bé bị táo bón mỗi lần đi “ị” sẽ rất khổ sở và không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sau đây hướng dẫn các mẹ cách chế biến thực đơn nhiều rau, củ, hoa quả cho bé ăn dặm sẽ giúp bé nhanh chóng hết bị táo bón.

Thời điểm bé từ 4- 6 tháng là thời điểm rất quan trọng vì giai đoạn đó là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên do dạ dày còn yếu nên việc lựa chọn thực phẩm cho bé vào giai đoạn này là rất quan trọng.

Các loại rau củ như rau cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, rau muống…., chọn khoảng 50 – 100g thật tươi non, rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi thái vụn. Cho nửa bát nước to vào nồi đun sôi, bỏ rau củ vào đun lửa to, sôi khoảng 6 -7 phút rồi ngừng, đổ canh và rau vào máy xay nhuyễn rồi lọc bỏ xơ, thêm chút muối hoặc đường là có thể ăn..

Xem thêm 1 số bài viết hay khác

2/ Cách chế biến các món ăn dặm cho bé bị táo bón

2.1. Cà rốt, hoa lơ trắng

Nguyên liệu:

  • Khoai tây 100g
  • Cà chua 1 quả
  • Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm:

Khoai tây rửa thật sạch, loại bỏ những chấm đen (nếu có), cho 120ml nước vào đun cho chín nhừ, rồi nghiền nhuyễn.

Cà chua trần qua nước sôi, sau đó rửa lại bằng nước lọc, bóc vỏ, bỏ hết hạt, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun nhỏ trong 2 phút. Xay nhuyễn.

Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ, đổ nước sôi vào đun trong 10 phút. Sau đó thêm hoa lơ trắng vào đun tiếp 10 phút nữa. Vớt ra để ráo rồi xay nhuyễn, lọc qua rây, thêm chút đường hoặc muối tinh là có thể dùng được.

2.2. Chế biến Cà rốt – Đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 200g
  • Đậu Hà Lan 40g
  • Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ.
Cách làm: 

Đổ nước sôi vào nồi, cho cà rốt vào đun trong 15 phút. Sau đó thêm đậu Hà Lan và đun tiếp trong 5 phút. Xay nhuyễn thêm chút đường hoặc muối tinh vừa đủ rồi cho bé ăn.

2.3. Súp cà rốt, củ cải, khoai tây cho bé 6-8 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 40g
  • Củ cải trắng 40g
  • Khoai tây 40g
  • Nước, đường trắng (hoặc muối tinh) vừa đủ

Cách làm: 

Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây rửa sạch, thái nhỏ. Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau vào đun đến khi rau nhừ. Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ là được.

2.4. Bột chuối tiêu

Nguyên liệu:

  • Chuối tiêu chín nục 1 quả
  • Đường trắng, vài giọt nước cốt chanh.
  • Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả các chuyên gia dinh dưỡng

Cách làm: 

Rửa sạch chuối, bỏ vỏ. Cắt chuối thành miếng nhỏ, xay nhuyễn, thêm đường trắng, cho mấy giọt nước chanh, trộn đều, đổ vào bát con là có thể ăn được.

2.5. Bột táo đỏ

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ 100g
  • Đường trắng 20g

Cách làm:

  • Rửa sạch táo, cho vào nồi. thêm nước đun 15 – 20 phút cho đến khi táo chín nhừ.
  • Bỏ vỏ táo, hạt táo, thêm đường trắng, khuấy đều là có thể ăn được.

2.6. Bột cà rốt, táo đỏ

Nguyên liệu:

  • Cà rốt 75g
  • Táo đỏ 50g
  • Mật ong vừa đủ

Cách làm: Cà rốt và táo gọt vỏ, thái vụn. Đung sôi nước, cho cà rốt và táo vào nấu nhừ, thêm mật ong, đảo đều là được.

2.7. Bột táo – Khoai lang

Nguyên liệu:

  • Khoai lang 50g
  • Táo tàu 50g
  • Mật ong vừa đủ

Cách làm: Khoai lang và ráo rửa sạch, gọt vỏ, thái vụn, luộc chín mềm, để nguội rồi xay nhuyễn, lọc bỏ xơ thêm một chút ít mật ong, trộn đều là được.

2.8. Bột đào

Nguyên liệu:

  • Đào chín 1 quả
  • Nước, đường trắng vừa đủ

Cách làm: Chần đào trong nước sôi một phút, sau đó rửa bằng nước lọc, gọt vỏ, thái nhỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn lọc qua rây, thêm đường vừa ăn.

2.9. Chế biến đào, táo, lê cho bé

Nguyên liệu:

  • Táo đỏ, đào chín, lê mỗi loại 50g
  • Nước, đường trắng vừa đủ.

Cách làm:

  • Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.
  • Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước, nhỏ lửa trong khoảng 8 phút.
  • Thêm đào và lê vào, đun sôi thêm 3 – 4 phút nữa.
  • Xay nhuyễn và lọc qua rây, thêm chút đường cho vừa ăn là được.

2.10. Bột sữa – Bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bột gạo 10g
  • Sữa bột – loại bé vẫn thường dùng 12g
  • Bí đỏ 30g
  • Dầu 2.5g
  • Đường 10g
  • Nước 200ml

Cách làm:

Bí đỏ luộc chín, xay nhuyễn.

Lấy chút nước lạnh khuấy với 10g bột cho tan đều, thêm bí đỏ, đường và phần nước còn lại vào, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.

Cho bột ra bát, thêm ½ thìa cà phê dầu trộn thật đều sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào.
Bé ăn từ 1/3 đến 1 bát mỗi ngày.

3. Chế độ ăn uống cho trẻ bị táo bón

Hỏi: Thưa bác sĩ, con gái tôi được 32 tháng tuổi, khi mới sinh được 2,9 kg nhưng đến nay cháu chỉ được 11,5kg và cao 86cm. Cháu rất biếng ăn và hay bị táo bón. Một ngày cháu ăn 2 bát cháo nhỏ vào buổi trưa và tối (sáng ngủ dậy cháu chỉ uống được sữa, cho ăn sáng sẽ bị nôn trớ và không chịu ăn), uống 500ml sữa công thức, 1 hộp sữa chua và 100ml nước cam vắt.

Tôi đã cho cháu uống men vi sinh nhưng khi dừng 1 tháng thì cháu lại bị táo bón trở lại. Ngoài ra hiện nay tôi cho cháu uông thêm nước yến và thuốc tăng trưởng chiều cao. Xin bác sĩ tư vấn cho chế độ ăn và bổ sung thuốc bổ để cháu đỡ biếng ăn và phát triển thể chất. Xin cảm ơn bác sĩ. (Hoàng My)

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả các chuyên gia dinh dưỡng
Trả lời của bác sỹ: Với chiều cao và cân nặng hiện tại, bé nhà bạn đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng, bạn cần phải cải thiện ngay cho bé vì hậu quả của suy dinh dưỡng sẽ làm bé chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

Táo bón lâu ngày sẽ sẽ gây tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chán ăn. Do đó, cần giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón bằng cách:

Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón như sau:

Bữa sáng: Có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); hoặc: cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; hoặc: cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối…

Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả…

Bữa tối: Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon.

Ở giai đoạn từ 3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn.

Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường…Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần!

4/ Bé bị táo bón kéo dài uống men vi sinh có được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, ngoài chế độ ăn uống, nếu bé bị táo bón kéo dài thì mẹ có thể cho con uống thêm men vi sinh trong vòng 3-4 tuần.

Hỏi: Chào bác sỹ dinh dưỡng, con gái em được gần 7 tháng, bé nặng 8.8kg. Hiện nay mỗi ngày bé bú bình khoảng 900ml sữa công thức và ăn 2 lần cháo (sáng và chiều, mỗi lần nửa chén ăn cơm).

Bé nhà em lúc gần 1 tháng không tự đi cầu, phải bơm mới đi, sau đó uống men bio-lactovine bé mới tự đi, uống khoảng 40 lọ men. Nay bé đi cầu ngày một lần, phân xanh nhiều hơn vàng, mỗi lần đi bé đều phải rặn mạnh mới đi được, phân đầu khô, thành khuôn, phân sau mềm hơn. Em muốn hỏi như vậy có phải bé bị táo bónhay không? Em phải làm sao để cho bé dễ đi cầu hơn.

Từ nhỏ bé đã khó ngủ, đến nay vẫn ngủ chưa thẳng giấc. Ban ngày bé ngủ ít, chỉ khoảng 30 phút đầu là ngủ ngon, sau đó là thức dậy, có khi em dỗ bé ngủ lại, nhưng ngủ không ngon, cứ lăn lộn vât vã, nằm không yên, đổi tư thế liên tục. Ban ngày bé ngủ 2-3 lần, tổng cộng được khoảng 3h là tối đa, có khi cả ngày chỉ ngủ được hơn 1h. Ban đêm khoảng 9h bé đi ngủ, khoảng 7h sáng bé dậy. Hiện nay bé vẫn ngủ võng ban đêm, vì bé vẫn còn hay lăn lộn vật vã quá nên chưa ngủ giường được, võng đưa liên tục suốt đêm.

Từ lúc bé được 3 tháng đến nay, mỗi ngày em đều cho bé uống 1 giọt D3, em cũng đã bổ sung canxi với liều lượng như sau: mỗi ngày uống 2.5ml, mỗi tháng uống 1 đợt – uống 10 ngày, bé đã uống được 3 đợt.

Em vẫn duy trì tắm nắng cho bé trong những ngày không lạnh lắm. Em muốn hỏi bác sỹ hiện tượng bé ngủ lăn lộn vật vã cả ngày và đêm như vậy có phải do bé thiếu canxi hay kẽm không? Em có cần phải đưa bé đi xét nghiệm máu để đo nồng dộ các chất trong máu hay không? Dinh dưỡng trong ngày cho bé như vậy là đủ chưa? Bé có thể ăn được những món gì? Em xin cảm ơn bác sỹ. (Anh Thảo)

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón nhiều rau củ, hoa quả các chuyên gia dinh dưỡng
Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng trẻ em: Hiện tại cân nặng con em đang vượt chuẩn 1,5 kg, đang có nguy cơ bị thừa cân – béo phì, cho nên chế độ ăn như vậy là quá đủ, bé chỉ cần 2 bữa bột và 600 – 700ml sữa thôi.
Vì bé phát triển nhanh nên dễ bị thiếu canxi hơn các trẻ phát triển bình thường nên em chú ý trong việc bổ sung canxi cho bé.

Mặc dù em đã bổ sung vitamin D nhưng chưa đủ, bé cần 4 giọt vitamin D3/ngày, uống trong 3 tuần sau đó giảm 2 giọt/ngày, canxi cần uống 5ml/ngày trong 2 – 3 tháng. Ngoài ra cho bé uống thêm 5mg kẽm nữa. Những việc làm này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Theo em mô tả thì bé bị táo bón, em nên cho bé ăn thêm sữa chua, ăn nhiều rau quả: mồng tơi, rau khoai lang, rau dền… ăn quả chín như đu đủ, chuối tiêu, nước cam, nước bưởi ép.

Để tình trạng bé bị táo bón giảm đi, em nên chú ý cho con uống thêm khoảng 200- 300ml nước/ngày, kể cả nước quả, nếu cháu vẫn táo bón thì có thể cho uống thêm men vi sinh 2 gói/ngày trong vòng 3 – 4 tuần.

Ngoài ra em nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái, xung quanh rốn ngày 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút để kích thích nhu đông ruột làm phân luân chuyển nhanh hơn.

Nếu ăn sữa ngoài cần chọn loại sữa phù hợp có bổ sung chất xơ và men vi sinh có lợi.

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: